Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)

Muốn giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng thì yếu tố đầu tiên là chất lượng đội ngũ CBTD. Đặc biệt trong mô hình tổ chức tại Chi nhánh hiện nay, CBTD đóng vai trò rất quan trọng tới chất lượng các khoản vay. CBTD là người trực tiếp, đóng vai trò chính từ việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự thực hiện kiểm soát theo dõi khoản vay từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi và xử lý nợ. Do đó việc củng cố nâng cao chất lượng CBTD vừa có uy, vừa có tín là việc hết sức cần thiết. Các biện pháp cụ thể mà Chi nhánh có thể áp dụng như:

- Đào tạo các kỹ năng thẩm định thực tế, phân tích và nhận diện rủi ro cho cán

bộ tín dụng, thẩm định. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, cán

bộ làm công tác tín dụng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh tế ngành, năng lực thẩm định, quản lý món vay. Tiếp tục lựa chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức am hiều thực tế để bổ sung cho công tác tín dụng. Tổ chức kiểm tra chất lượng CBTD thường xuyên để cán bộ cập nhật, nắm bắt các nội dung mới trong quy định của NHCT cũng như nâng cao hiểu biết của cá nhân.

Chi nhánh cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu. CBTD cũng cần nắm vững chủ trương, chính sách phát triển của ngành, của địa phương có liên quan đến dự án, tình hình kinh tế xã hội của đất nước và thế giới có liên quan, tình hình thị trường sản phẩm của khách hàng, am hiểu sâu sắc tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bám sát các định hướng của nhà nước về chiến lược phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các dự án, các chương trình kinh tế khả thi, chủ động tìm đến với

các khách hàng đang có nhu cầu về vốn; có khả năng dự báo xu hướng phát triển, hoặc phát hiện những rủi ro tiềm ẩn từ khoản vay, từ chính khách hàng, từ đó tham mưu kịp thời cho lãnh đạo hướng xử lý cụ thể.

Người CBTD cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng cần thiết, đó là:

+ Kỹ năng điều tra: Kỹ năng này yêu cầu CBTD phải biết thu nhập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều phương tiện khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khoản vay.

+ Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này yêu cầu CBTD phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng;

+ Kỹ năng viết: Đòi hỏi CBTD phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo thẩm định có tính thuyết phục, trình bày logic để trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng. CBTD có kỹ năng giao tiếp tốt s ẽ có khả năng thu nhập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như thu hút, lôi k é o được nhiều khách hàng tới những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

+ Kỹ năng đàm phán: Đòi hỏi CBTD phải biết thương lượng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cấp tín dụng trước khi ký hợp đồng tín dụng cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía.

Đồng thời, chi nhánh cần làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức kinh doanh cho CBTD. Nếu coi chuyên môn là tiêu thức đầu tiên giúp người tín dụng quản lý tốt chất lượng tín dụng thì tiêu thức thứ hai không thể thiếu là tư cách đạo đức của CBTD.

- Thay đổi cơ chế lương tính theo doanh thu thuần sau rủi ro, gắn trách nhiệm các cá nhân thẩm định phương án cấp tín dụng.

- Tách bạch hoạt động bán hàng và xử lý nợ tại chi nhánh. Chi nhánh cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ xử lý nợ có kinh nghiệm và nhiệt huyết trong công tác

xử lý và thu hồi nợ. Nâng cao chất lượng cán bộ xử lý nợ và chuyên môn hóa công việc xử lý nợ tại chi nhánh. Nghiên cứu thuê công ty chức năng đòi nợ đối với các sản phẩm cho vay bán lẻ bị rủi ro vì số lượng khách hàng rất lớn.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời (có thể là khen thưởng nóng, khen thưởng đột xuất chứ không nhất thiết đợi đến kỳ hạn mới khen thưởng) đối với các phòng có chất lượng tín dụng tốt; hoàn thành tốt kế hoạch thu nợ có vấn đề đạt kế hoạch sớm và/hoặc vượt kế hoạch được giao. Có thái độ kiên quyết, kể cả kiểm điểm, xác định trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ, lãnh đạo trong việc phát sinh nợ xấu hoặc không nghiêm túc thực hiện các nhận xét, khuyến nghị của đoàn thanh tra, kiểm toán trong xử lý, khắc phục các tồn tại của hoạt động cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 95)