Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)

Trong quy trình tín dụng thì yếu tố được nhắc tới trước hết là chính sách tín dụng, vì vậy để hạn chế rủi ro tín dụng thì cần phải hoàn thiện chính sách tín dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế và theo thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng hợp lý là cơ sở để quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng như là một kim chỉ nam để cán bộ tín dụng nhìn vào khi thực hiện những khoản cho vay. Do đó, chính sách tín dụng cần quy định rõ ràng, cụ thể cho từng loại khách hàng: hình thức cho vay, giới hạn, k hạn nợ, lãi suất cho vay thích hợp, tiêu chuẩn khách hàng và tài sản thế chấp, khả năng tài chính, mức cho vay, thẩm quyền, thủ tục thanh lý và thu hồi nợ. Chính sách tín dụng có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, Vietinbank - chi nhánh Nam Thăng Long đã có văn bản về chính sách tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân, nhưng nội dung vẫn còn chưa rõ ràng ở một số mục, dễ gây ra rủi ro nếu khách hàng lợi dụng l ỗ hổng đó. Do vậy, Vietinbank Nam Thăng Long cần áp dụng thận trọng, có ý kiến với NHCT Việt Nam những vấn đề chưa hợp lý để cập nhật văn bản mới đầy đủ và kín k ẽ hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân.

Trên cơ sở chính sách khách hàng do Vietinbank ban hành áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống, Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long cần căn cứ tình hình thực tế để bổ sung chính sách khách hàng tại Chi nhánh phù hợp và hạn chế rủi ro trong cho vay KHCN.

Hiện nay, Chi nhánh chưa lập và theo dõi danh mục tín dụng một cách thường xuyên nên vẫn để xảy ra tình trạng dư nợ vay tập trung quá nhiều vào một, một nhóm khách hàng hoặc một lĩnh vực kinh doanh nhất định, gây nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Hàng năm, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, xu hướng phát triển của nền kinh tế, những hướng dẫn của NHCT Việt Nam nếu có và tình hình tín dụng tại Chi nhánh, phòng Bán lẻ cần lập danh mục những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên cho vay, cho vay ở mức bình thường hoặc hạn chế cho vay để cán bộ QLKH có định hướng trong quá trình tiếp thị và lôi ké o khách hàng cá nhân.

Vietinbank đang trong quá trình chuyển dịch, đẩy mạnh tín dụng sang tín dụng bán lẻ nên trong chính sách khách hàng đã nêu ra định hướng khuyến khích đối với các nhóm khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, thực tế tại Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long cần đưa chủ trương trên của NHCT Việt Nam áp dụng trong các chính sách cụ thể như chính sách lãi suất, chính sách tài sản bảo đảm,... Ngoài sản phẩm cho vay thông thường còn có thể tiếp thị khách hàng sử dụng các sản phẩm thẻ Visa, thẻ ATM của Ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng đồng thời tăng cường mối liên kết giữa hai bên.

Phân nhóm khách hàng hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa khách hàng, phân

tán rủi ro. Đây là nền tảng vững chắc cho ngân hàng phát triển tốt trong tương lai. Tuỳ theo tình hình thực tế chi nhánh giao chỉ tiêu phát triển khách hàng tín dụng đối với tất cả cán bộ, gắn với cơ chế trả lương. Chi nhánh nên ban hành cơ chế khuyến khích các phòng giao dịch tham gia tìm kiếm khách hàng để tăng trưởng tín dụng cá nhân.

Chuẩn hóa quy định ban hành sản phẩm, danh mục sản phẩm phù hợp đối tượng, phân khúc khách hàng làm cơ sở tăng tỷ lệ thẩm định/phê duyệt tự động từ 30% lên tối thiểu 60%-70% đối với cho vay KHCN, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro. Việc xử lý rủi ro theo nhóm sản phẩm cho vay s ẽ thuê bên ngoài, không nhất thiết giao cho chi nhánh để đẩy nhanh tiến độ cũng như hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0064 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 89)