Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. RRTD xuất phát từ môi trường kinh doanh và khách hàng vay được tác giả gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. RRTD xuất phát từ ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
1.2.5.1. RRTD do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh
- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn.
- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. - Cạnh tranh giữa các TCTD chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan
pháp luật cấp địa phương.
- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.
1.2.5.2. RRTD do nguyên nhân khách quan từ người vay
- Sử dụng vốn sai mục đích so với dự án, phương án đề nghị vay vốn
- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý.
- Một khách hàng vay vốn tại nhiều Ngân hàng hoặc nhóm khách hàng có liên
quan cùng vay vốn dẫn đến khó theo dõi được dòng tiền, sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ.
- Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được, không trả được nợ vay ngân hàng.
- RRTD do khách hàng cố ý lừa đảo.
1.2.5.3. RRTD do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng cho vay
- Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn
đến những quyết định cho vay sai lầm.
- Rủi ro do thiếu giám sát và kiểm tra sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể phát hiện sớm để can thiệp kịp thời.
- Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng.
- Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả.
- Rủi ro do lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
- Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền. - Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Rủi ro do việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực còn chậm.