Định hướng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

Dựa trên định hướng phát triển kinh tế của địa phương và định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam, trên cơ sở đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt, phù hợp thực trạng hoạt động kinh doanh và phát huy lợi thế của mình, Agribank Quảng Trị xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2012 - 2015 theo các định hướng sau:

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo của Ngân hàng trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, chú trọng đầu tư vào các DNNVV, các cụm khu công nghiệp Nam Đông hà, khu

công nghiệp Quán Ngang. Hoạt động theo xu hướng vừa có trọng tâm, vừa mở rộng và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh sẽ cho phép Ngân hàng mở rộng thị trường, tăng doanh thu, củng cố vị thế ưu việt về mạng lưới của Chi nhánh và phân tán rủi ro.

- Lành mạnh hoá tài chính Ngân hàng thông qua việc nâng cao chất lượng tài sản có, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn. Để thực hiện tốt định hướng này, Ngân hàng phải tăng cường quản trị toàn diện, trong đó các giải pháp mở rộng thị phần, tổ chức tốt lao động, giảm thiểu tổn thất có vai trò quan trọng.

- Đầu tư đúng mức nhằm khai thác tối đa ứng dụng trên hệ thống giao dịch IPCAS, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quản trị ngân hàng. Có làm được như vậy, Ngân hàng mới có điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàng nhằm tăng doanh thu và giảm rủi ro.

- Từng bước phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác tín dụng. Tiến đến triển khai áp dụng

đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ truyền thống đến hiện đại.

- Nâng cao năng suất và chất lượng lao động, chú trọng đầu tư vào con người và phát triển năng lực công tác của cán bộ. Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự đào tạo, tham gia các lớp sau đại học nhằm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành và khẩn trương phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Phấn đấu trở thành Chi nhánh hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh, lấy phương châm hướng tới phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

- Xây dựng chiến lược và thực hiện tốt công tác tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu, góp phần cùng Agribank Quảng Trị làm cho thương hiệu Agribank

trở thành "lựa chọn số một" đối với khách hàng là hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phù hợp với định hướng trên, Agribank Quảng Trị xây dựng các chỉ tiêu định hướng về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- 2015 như sau:

* về nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm 18-20%.

Trong đó:

Tỷ trọng TGDC chiếm tỷ trọng trên 70-75% tổng nguồn vốn

* về sử dụng vốn:

Trong đó:

+ Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm tỷ trọng tối thiểu 80% tổng dư nợ.

+ Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm tối đa 40% tổng dư nợ.

+ Nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 3% so với tổng dư nợ (kế hoạch của Agribank Việt Nam là dưới 5%).

(Nguồn: Đề án Chi nhánh Agribank Quảng Trị với việc đầu tư tín dụng cho Nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2010-2015 đã được gửi cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị)

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)