Kinh nghiệm quản lý RRTD tại một số NHTM trong nước

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 37)

Để duy trì RRTD ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD). HĐTD ACB bao gồm thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý RRTD, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng.

1.3.2.2. Ngân hàng Đầu tư & PT Việt Nam (BIDV)

Quy trình quản lý rủi ro: Từ 1/10/2008 BIDV đã triển khai dự án TA2 (mô hình cũ của BIDV là CBTD lo từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân và tất

toán món vay, với mô hình TA2 là bộ phận quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ, làm hồ sơ (nếu đủ điều kiện), sau khi hoàn tất về giấy tờ, gửi phòng Quản trị rủi ro nhập máy tính, sau đó chuyển lại hồ sơ TSBĐ cho bộ phận QHKH nhập kho quỹ. Đối với những món vay vượt quyền của phòng QHKH phải trình phòng Quản trị rủi ro. Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, sau khi cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ QHKH là người trực tiếp tiến hành thẩm định khách hàng về mặt năng lực pháp lý, năng lực tài chính, đánh giá phương án kinh doanh hay dự án đầu tư, thẩm định TSBĐ và lập tờ trình thẩm định, sau đó đề xuất cấp tín dụng. Sau khi nhận được đề xuất tín dụng từ bộ phận QHKH các cán bộ quản lý rủi ro tiến hành tái thẩm định lần 2, thẩm định lần 2 sẽ đi sau vào phân tích, nhận diện các rủi ro có thể phát sinh từ các mặt đã được thẩm định lần 1, sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ cho phòng QHKH. Đây là quy trình cấp tín dụng chặt chẽ bởi ngoài việc thẩm định các khía cạnh để nhận thấy tính khả thi thì việc tái thẩm định lần 2 hay gọi là quản lý rủi ro để nhận diện rủi ro được thực hiện nghiêm túc trước khi quyết định cho vay. Đảm bảo nâng cao vai trò của việc quản lý rủi ro cũng như tinh thần trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bảy nhóm: A+, A, B, C, D, E, F. Công tác kết hợp bảo hiểm với tín dụng , phân tán rủi ro và công tác phát triển nghiệp vụ phái sinh cũng là những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, được BIDV nghiêm túc thực hiện theo từng chuẩn mực nghiệp vụ. Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, BIDV đã thành lập các Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có, thành lập Ban quản lý RRTD, Ban quản lý rủi ro thị trường, thành lập công ty quản lý nợ, khai thác tài sản và thực hiện quản lý một số khoản vay khó đòi giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro. Ngân hàng thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất

lượng cán bộ làm công tác quản lý RRTD; việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, đảm bảo năng lực công tác và phẩm chất của nghề.

1.3.2.3. NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Bắt đầu từ năm 2003, Vietcombank đã thực hiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hà Lan do ING Group phối hợp cùng PricewaterhouseCoopers và Belgian Bankers Academy tư vấn. Đây được coi là dự án lớn nhất và quy mô nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam, nhằm đưa Vietcombank trở thành một tổ chức ngân hàng hiện đại, nâng cao không chỉ nâng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, có thể nói mô hình tín dụng mới đã thay đổi một cách căn bản cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống tại ngân hàng từ trước đến nay. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là chức năng quan hệ khách hàng (bộ phận QHKH) và chức năng quản lý rủi ro (bộ phận quản lý RRTD và bộ phận quản lý nợ) được thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý RRTD vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh.

Để quy trình tín dụng thật sự phát huy hiệu quả như mong muốn, kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ hơn, Vietcombank đã phân định chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận tham gia quy trình tín dụng của mình, cụ thể:

- Phòng quan hệ khách hàng: trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng và nghiên cứu, xem xét có ý kiến trước khi chuyển phòng Quản lý RRTD thẩm định (đối với các khoản cho vay phải có thẩm định của phòng quản lý RRTD) và trực tiếp thẩm định cho vay (đối với các khoản vay không cần phòng quản lý RRTD thẩm định). Thực hiện ký kết các loại hợp đồng/cam kết đối với khách hàng trong phạm vi quy định. Trực tiếp tiếp nhận và xử lý và/hoặc theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tài trợ thương mại, nhu cầu thấu chi và các nhu cầu tín dụng khác của khách hàng. Thực hiện giám sát và quản lý các giao dịch tín dụng đã phát sinh theo đúng các quy

định hiện hành. Đôn đốc khách hàng, phối hợp với các phòng ban thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Thực hiện quản lý và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề trong trường hợp được phân công.

- Phòng quản lý rủi ro: Xây dựng chính sách quản lý RRTD bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được; cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định. Đánh giá tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng , thẩm định và định giá TSBĐ (nếu có); thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng...Đề xuất giới hạn tín dụng cho khách hàng và đề xuất mức cấp tín dụng cụ thể đối với khách hàng và các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ; Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề; Giám sát phòng QHKH trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, phối hợp cùng phòng QHKH và phòng Quản lý nợ phát hiện kịp thời các dấu hiệu có rủi ro liên quan đến khoản cấp tín dụng và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp. Trực tiếp theo dõi và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, gặp khó khăn kéo dài.

- Phòng quản lý nợ: với chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w