Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Kiểm tra-KTNB

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 106)

Công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Agribank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- về mô hình tổ chức:

+ Bộ phận Hậu kiểm tại Chi nhánh loại I, loại II nên được đặt trong phòng Kiểm tra-K SNB, đối với Chi nhánh loại III và Phòng Giao dịch bộ phận Hậu kiểm được phép sử dụng cán bộ các phòng làm kiêm nhiệm.

+ Sớm hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng bộ phận Kiểm tra-K SNB và

Trụ sở chính trả nhằm đảo bảo tính độc lập, khách quan của công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Về phương pháp kiểm tra

+ Trước đây phòng KT-KSNB mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra theo kế hoạch vì vậy, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro. Cho nên, bộ phận này phải thực sự chủ động trong

công tác kiểm tra. Hiện nay hệ thống IPCAS đã được triển khai ở tất cả các chi nhánh,

số liệu đã được quản lý tập trung. Vì vậy, cần phải chú trọng việc theo dõi thông tin trên hệ thống IPCAS những chi nhánh, khách hàng nào phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu

đột biến là thành lập đoàn kiểm tra ngay. Như vậy, RRTD sẽ được hạn chế kịp thời. - Hàng năm, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số dư tiền vay ở những địa bàn có NQH, nợ xấu cao, địa bàn có dư luận phản ánh nhiều để có biện pháp hạn chế tình trạng CBTD vay ké, sách nhiễu để có biện pháp kịp thời xử lý.

- Những sai sót phát hiện qua kiểm tra, kiểm soát tại các Chi nhánh Agribank trong toàn tỉnh Quảng Trị cần được tổng hợp lại để phổ biến, nhắc nhở cho CBCNV và lấy đó làm bài học kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ, nâng cao đạo đức cán bộ.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt

các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của

kiểm tra. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ cần thường xuyên tự đánh

giá để ngày càng hoàn thiện hơn. - về bố trí và đào tạo cán bộ

- Bố trí, tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng, thẩm định để bổ sung cho phòng KT-KSNB. Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân

tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 05 năm.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện minh bạch, tránh tình trạng cả nể.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khíchthưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

3.2.5. Xây dựng chiến lược về con người đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD trong điều kiện mới

Một chính sách khách hàng đúng đắn, một cơ chế kinh doanh phù hợp chỉ có thể mang lại hiệu quả khi được một đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm thực thi. Con người là yếu tố quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng được một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những giải pháp rất quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ở Agribank Quảng Trị.

3.2.5.1. Tuyển dụng, tiêu chuẩn hoá cán bộ

Tuyển dụng là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng trong chiến lược về con người, nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì sẽ không có cán bộ giỏi hoặc phải mất nhiều thời gian và chi phí cho công tác đào tạo. Tuyển dụng cán bộ ở Agribank Quảng Trị trong thời gian tới nhất thiết phải qua thi tuyển và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín: Đây là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng, các trường đại học có uy tín, học sinh vào trường giỏi hơn, được đào tạo trong môi trường tốt hơn, chuyên sâu hơn,... và xác suất làm việc sẽ tốt hơn.

- Có khả năng nhất định về ngoại ngữ và tin học: Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, giao tiếp quốc tế sẽ ngày càng mở rộng, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi. Ngân hàng là lĩnh vực chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi gia nhập WTO, vì vậy cán bộ ngân hàng khi tiếp cận môi trường mới phải thành thạo ngoại ngữ và những tiến bộ của công nghệ thông tin để thích ứng với cạnh tranh và hội nhập. Ngày nay, ngoại ngữ là chìa khoá để chúng ta bước ra thế giới và bước vào tương lai.

- Có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt: Đây cũng là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với cán bộ ngân hàng. Nếu không có phẩm chất đạo đức tốt

thì mọi tiêu chuẩn khác đều vô nghĩa, thậm chí cán bộ thoái hoá có trình độ còn có tác

hại lớn hơn.

- Có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp. Nếu một cán bộ ngân h àng không có kiến thức về xã hội và khả năng giao tiếp, khi thẩm định sẽ không xem xét đúng và đầy đủ, chính xác các nội dung cần thẩm định và khả năng thu thập và xử lý thông tin cũng bị hạn chế rất nhiều. Chính vì thế, Ngân hàng phải có kế hoạch thu hút đội ngũ cán bộ có kiến thức xã hội và kỹ năng giao tiếp về làm việc cho mình.

3.2.5.2. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ

- Cần đẩy mạnh đào tạo theo chuyên đề: Trong thời gian tới, Agribank Quảng Trị

nên chú trọng hơn đến công tác đào tạo. Ngân hàng nên thường xuyên cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do Agribank Việt Nam và Trung tâm đào tạo Agribank Việt Nam khu vực miền Trung tổ chức... Tuy nhiên các chương trình này chưa thể đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng cán bộ của Ngân hàng do thời gian tập huấn ngắn và nội dung đào tạo còn mang tính phổ cập, chưa thật chuyên sâu. Vì vậy, hàng năm căn cứ vào kết quả đánh giá sau các lớp tập huấn về những lĩnh vực, mảng nghiệp vụ mà cán bộ còn hạn chế, Chi nhánh cần tự tổ chức các lớp tập huấn hoặc mời các Giảng viên từ các trường Đại học có nghiệp vụ chuyên sâu bổ sung kiến thức về những lĩnh vực còn hạn chế này.

- Xây dựng và triển khai hiệu quả các khoá đào tạo lại: Hiện nay, Agribank Quảng Trị mới chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học...) mà chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo lại. Phần lớn cán bộ của Ngân hàng hiện được đào tạo đã lâu, các kiến thức đã học ở trường đã quá cũ và không phù hợp với thực tế, thậm chí nhiều cán bộ được đào tạo thời kỳ bao cấp. Do vậy Ngân hàng cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo lại một cách bài bản số cán bộ của mình theo nhiều hình thức khác nhau, tốt nhất là tổ chức các khoá ngắn hạn tại chỗ.

- Cùng với việc tổ chức các hoạt động đào tạo cán bộ, Ngân hàng cần khuyến khích cán bộ không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiến thức năng lực.

Phòng Tin học kết hợp với Phòng Tín dụng xây dựng chương trình và kho câu hỏi trắc nghiệm để định kỳ hàng năm tổ chức thi online trên mạng một cách nghiêm túc nhằm kiểm tra trình độ chuyên môn của CBTD, CBTĐ, khuyến khích tinh thần học hỏi của cán bộ bằng chế độ khen thưởng kịp thời. Đối với những người có kết quả xếp hạng cao được tổ chức cho đi tham quan trong nước và nước ngoài, được cộng thêm điểm trong hồ sơ cán bộ khi xem xét qui hoạch, bổ nhiệm.

3.2.5.3. Đổi mới công tác tổ chức bố trí cán bộ

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo ngân hàng cần cân nhắc khi bố trí nhân sự để phát huy được thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ để họ có thể cống hiến được nhiều nhất, đồng thời cũng góp phần giảm thiểu tổn hại do RRTD bằng chính công việc có chất lượng cao của họ. Thực hiện việc phân công hợp lý công việc cho từng CBTD nhằm tránh tình trạng quá tải đối với CBTD gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng, ban hành quy chế thưởng, phạt; trả lương rõ ràng dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc. Muốn vậy, Ban lãnh đạo Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của nhân viên để có thể đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra một chế độ đãi ngộ ngoài lương thưởng như cho đi tham quan trong nước và nước ngoài để động viên, khuyến khích kịp thời cán bộ , nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích họ nỗ lực phấn đấu trong công tác là hết sức cần thiết , nhất là đối với đội ngũ CBTD và CBTĐ.

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w