Phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR tín dụng

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63)

2.2.3.1. Phân loại nợ

Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD” trong đó quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính (điều 7) và lộ trình yêu cầu tất cả các TCTD phải đệ trình đề án xếp hạng tín dụng nội bộ để NHNN xem xét và phê duyệt chậm nhất vào tháng 5/2008. Ngoài ra, Agribank Việt Nam đã có quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Agribank Việt Nam “V/v qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam” chỉ đạo các chi nhánh, đơn vị chủ động trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR, đồng thời xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp tích cực, triệt để trong thu hồi các khoản nợ đã được XLRR. Đối với những khách hàng đã giải ngân, căn cứ vào tình trạng và tư cách cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng Phòng tín dụng xếp loại khách hàng để theo dõi những biến động về độ tín nhiệm đối với khách hàng, đưa ra những nhận định cụ thể về khả năng tiềm ẩn rủi ro ở mỗi khách hàng, từ đó xây dựng các biện pháp và chính sách khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.6: Kết quả phân loại nợ tại Agribank Quảng Trị

0 4 Tỷ trọng (%)______ 7.9 % 11.9% 8.0% % 9.3 15.3% +Nhó m 3________ _______ _______ _______ ________ 2 0 Tỷ trọng (%)______ 1.0 % % 0.6 0.4% % 0.4 % 0.6 +Nhó m 4________ _______ _______ _______ ________ 3 5 Tỷ trọng (%)______ 0.9 % 0.3 % 0.4% 0.5 % 1.1 % +Nhó m 5________ _______ _______ _______ ________ 2 7 Tỷ trọng (%)______ 0.3 % % 0.3 0.9% % 0.8 % 0.8 2. Nợ xấu________ _______ _______ _______ ________ _______ 3.Tỉ lệ NX (%) 2.2 % % 1.3 % 1.6 % 1.7 % 2.5

tăng cao vào năm 2008, cuối năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do:

Trong năm 2008, nền kinh tế toàn cầu suy giảm do khủng hoảng kinh tế, lạm phát ở Việt Nam lại tăng cao, trước tình hình đó NHNN Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt tạo điều kiện cho sự ổn định trở lại của các NHTM, tuy nhiên trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa trong từng giai đoạn chưa được nhịp nhàng đã phần nào ảnh hưởng đến sự điều hành kinh doanh của các NHTM, cụ thể:

+ Đầu năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM(buộc các TCTD phải mua trái phiếu bắt buộc, lãi suất tiền gửi DTBB bằng đồng Việt Nam đối với các TCTD từ 5%/năm lên 10%/năm) dẫn đến việc các NHTM tăng lãi suất huy động rất cao để huy động vốn.

+ Ngày 16/05/2008, NHNN ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất theo trần mà theo đó, lãi suất cho vay của các TCTD không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm làm cho lãi suất cho vay tăng lên rất cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV cũng như chất lượng tín dụng của chi nhánh.

+ Những tháng cuối năm 2008, nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Để chống suy giảm kinh tế, NHNN đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển; qua đó NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm, 10%/năm và 8,5%/năm buộc các NHTM phải giảm nhanh lãi suất cho vay, chịu rủi ro lãi suất, giảm lợi nhuận.

Bên cạnh đó kinh tế- xã hội của tỉnh nhà vẫn còn một số hạn chế như: diện tích tôm dịch bệnh chết gần 1.368 ha (chiếm 30% diện tích thả nuôi), giá cả một số mặt hàng nông thủy sản như: lúa, cá tra, tôm... giảm mạnh, lượng hàng hóa tồn trong dân cao, diễn biến thị trường đầu ra bất lợi, khó tiêu thụ trong khi chi phí sản xuất cao đã làm cho đời sống một bộ phận nông dân gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng, dẫn đến NQH và nợ xấu tăng cao. Tình hình trên đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Trong các năm từ 2009-2011, nhờ tác động tích cực của các gói hỗ trợ lãi suất như 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg, 497/QĐ-TTg.... nhằm mục đích kích thích sản xuất và cầu tiêu dùng đã giúp cho các doanh nghiệp, hộ dân hồi phục sản xuất vượt qua khó khăn nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm nhanh.

Tổng nợ xấu đến 30/06/2012 có xu hướng tăng mạnh so với cuối năm 2011. Ngoài nguyên nhân do kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn, chi phí sản xuất tăng cao do lãi

suất, giá xăng dầu, điện tăng trong thời gian dài, còn có nguyên nhân do từ quý I năm 2012, Agribank Quảng Trị bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN. Theo đó, Agribank Việt

Ch0 tiau ___________________Năm___________________ 2008 2009 2010 2011 1■ TríCh DPRR 39. 7 7 42. 1 42. 7 56. - Tốc độ tăng, giảm (%) 2. 9 0.6 - 6 14. 1.1. Cụ thể:____________ 39. 7 3 36. 9 30. 5 48. 1.2. Chung:____________ 0. 0 4 6. 1 11. ______8.1 2. Xử lý rủi ro:_________ 33. 5 5 38. 6 12. 1 71. - Tốc độ tăng, giảm (%) 5. 1 -25.9 5 58.

Nam đã ban hành quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 "Vv ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam ” để thay thế cho quyết định 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007. Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có tính đến các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các yếu tố ảnh hưởng (quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu) và khách hàng sẽ được phân thành 10 hạng (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D) thay thế cho các chỉ tiêu đơn giản theo văn bản xếp hạng khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1406/NHN0-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam giúp cho việc phân loại nợ của chi nhánh chính xác hơn, phản ánh đúng bản chất các khoản nợ được phân loại.

Đến 30/06/2012, bên cạnh việc nợ xấu tăng nhanh, khoản nợ nhóm 2 với 506 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,3% tổng dư nợ của chi nhánh tạo ra những nguy cơ về việc gia tăng nợ xấu trong những tháng tiếp theo.

2.2.3.2. Trích lập dự phòng và XLRR tín dụng

Bảng 2.7: Trích lập DP&XLRR tại Agribank Quảng Trị

phòng chung và dự phòng cụ thể.

+ Dự phòng chung: theo qui định tại Điều 3 và Điều 6 QĐ 636 tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng chung trích đủ và duy trì tỷ lệ 0,75% * Dư nợ phải trích (Trụ Sở Chính trích 0,2%; Chi nhánh trích 0,55%). Hàng năm tùy tình hình, Tổng giám đốc Agribank Việt Nam quy định tỷ lệ hoặc thông báo chỉ tiêu trích dự phòng chung cho các chi nhánh.

+ Dự phòng cụ thể: theo điểm 4 điều 6 của QĐ 636, các khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản trích lập 100% và các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản thì dư nợ phải trích lập dự phòng cụ thể là dư nợ sau khi đã được khấu trừ giá trị của TSBĐ nhân với tỷ lệ trích dự phòng cụ thể (tỷ lệ này được phân theo 5 nhóm nợ có độ rủi ro từ thấp đến cao tương ứng 0%, 5%, 20%, 50% và 100%). Với cách phân nhóm nợ theo quyết định 493 đã tiến gần với những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức độ rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất nhằm đưa hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam nói chung và chi nhánh tỉnh Quảng Trị nói riêng đạt

Chỉ tiêu _________________Năm_________________

2008 2009 2010 2011

1. Dư nợ đầu năm__________ 158. 6 160. 1 148 106 2. Xử lý rủi ro_____________ 33. 5 5 38. 6 12. 1 71. 3. Thu nợ XLRR___________ 32. 0 0 23. 0 37. 0 32. Tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR 20 % 14 % 25 % 30 % 4. Nợ được phép xử lý______ 0.0 27. 6 17. 6 0.1

5. Dư nợ cuối năm(TK 971) 160.1 148.

0 106.0 145.0

được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững, kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế.

Nhìn chung công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của các Chi nhánh và PGD trực thuộc Agribank Quảng Trị đã được thực hiện một cách nghiêm túc. Trong năm 2009, Chi nhánh trích 42,7 tỷ đồng, năm 2010 trích giảm 0,6 tỷ đồng so với năm 2009 và năm 2011 trích 56,7 tỷ đồng, tăng 14,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 37% so với

năm 2008.

Thực hiện theo điều 10, Điều 11 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 636/QĐ-HĐQT- XLRR, về việc sử dụng nguồn dự phòng đã trích để XLRR theo những nguyên tắc sau:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể theo khoản 1, Điều 8, QĐ 636

+ Sử dụng dự phòng chung trong trường hợp phát mại TSBĐ không đủ để thu nợ, Chi nhánh trình Hội đồng XLRR của Trụ sở chính cho sử dụng dự phòng chung để XLRR phần dư nợ còn lại. Nếu Chi nhánh thu hết nợ gốc, phần lãi còn lại không được sử dụng dự phòng chung. Chi nhánh phải trích dự phòng chung để bù đắp, bảo

đảm duy trì tỷ lệ trích đạt 0,55% trên dư nợ phải trích ở mọi thời điểm. Trường hợp vượt tỷ lệ trên, TSC sẽ hoàn nhập cho Chi nhánh vào cuối năm.

Từ nguồn DPRR đã trích, chi nhánh đã XLRR đối với các khoản nợ thuộc nhóm 5 đủ điều kiện xử lý sau khi khấu trừ giá trị TSBĐ theo qui định. Kết quả XLRR tín dụng từ năm 2008 đến 2011 lần lượt là 33,5 tỷ đồng; 38,5 tỷ đồng; 12,6 tỷ

đồng và 71,1 tỷ đồng. Trong đó năm 2011 là năm chi nhánh thực hiện XLRR nhiều nhất, tăng 175% so với năm 2008.

2.2.3.3. Tình hình thu hồi các khoản nợ đã XLRR

Bảng 2.8: Thu hồi nợ đã XLRR tại Agribank Quảng Trị

và được hạch toán vào thu nhập khi thu hồi được. Từ bảng 2.8 cho thấy:

Công tác thu hồi nợ đã XLRR được Chi nhánh chú trọng và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi nợ đã XLRR năm sau đều cao hơn năm trước. Nguyên nhân do tùy từng đối tượng khách hàng, từng món nợ cụ thể mà Agribank Quảng Trị đã có những biện pháp xử lý khác nhau, có hiệu quả như:

- Đôn đốc khách hàng trả nợ bao gồm thoả thuận lại lộ trình cho khách hàng trả dần, miễn giảm lãi một phần, thu lãi nhưng không tính lãi phạt do quá hạn nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ, tận thu các khoản nợ đã XLRR.

- Yêu cầu khách hàng bán tài sản thế chấp hoặc bàn giao tài sản thế chấp để Ngân hàng xử lý bán thu hồi nợ hoặc biện pháp nhận tài sản thế chấp để cấn trừ nợ.

- Trong trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp nhưng khách hàng vẫn cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không bàn giao tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý, chi nhánh tiến hành lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên quá trình thụ lý, giải quyết và xét xử là khá phức tạp và kéo dài gây tốn kém, mất nhiều thời

gian cho Chi nhánh. Đối với khoản nợ không có bảo đảm bằng tài sản, mặc dầu cơ quan Thi hành án đã phối hợp tích cực nhưng vẫn rất khó thu hồi.

2.3. Đánh giá chung về tình hình RRTD tại chi nhánh Agribank Quảng Trị

2.3.1. Những thành quả đạt được 2.3.1.1. về rủi ro tín dụng

- Mặc dầu nợ xấu có xu hướng tăng nhưng bằng nhiều biện pháp tích cực, có hiệu quả Chi nhánh đã khống chế được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình quân chung của toàn hệ thống Agribank (tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối năm 2011 là 6,1%; đến 30/06/2012 là 6,9 %)

- Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR được Chi nhánh nghiêm túc thực hiện nhằm phản ánh đúng chất lượng nợ. Bên cạnh việc XLRR, công tác thu hồi nợ đã XLRR được Chi nhánh tổ chức thực hiện tốt để tăng quỹ thu nhập, tỷ lệ thu hồi đã XLRR năm 2011 đạt 32%, tăng 10% so với năm 2008.

2.3.1.2. về quản lý rủi ro tín dụng

Thời gian qua nội dung quản lý RRTD đã được Chi nhánh bước đầu quán triệt toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và được thực thi ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Chi nhánh và cán bộ trong Chi nhánh về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của RRTD để ý thức được tầm quan trọng của RRTD. Ban giám đốc ngân hàng đến CBTD đều phải nhận thức rõ ràng rằng, quản lý tốt RRTD là điều kiện để NHTM hoạt động hiệu quả. Trên cơ sở định hướng của AgribankViệt Nam gắn liền với tình hình thực tế tại chi nhánh. Chi nhánh đã giao và khống chế chỉ tiêu nợ xấu cho các chi nhánh trực thuộc là dưới 3% (kế hoạch của Agribank Việt Nam là dưới 5%). Bên cạnh đó các chi nhánh xây dựng kế hoạch trích lập quỹ dự phòng XLRR theo qui định gắn với cơ chế khoán tài chính nhằm đảm bảo đủ hệ số lương cho cán bộ nhân viên theo qui định và đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hằng năm tăng 10%.

- Thực hiện nghiêm túc việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng qui định tại văn bản số 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007và văn bản hướng dẫn sử dung, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ quý III năm 2011; phân loại khách hàng theo các nhóm A, B, C, D để có chính sách tín dụng phù hợp.

- Ban hành cơ chế khoán đối với CBTD, gắn chất lượng tín dụng với việc trả lương V2 (lương kinh doanh) theo đó đối với CBTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% đến dưới 5%, cắt mọi danh hiệu thi đua trong năm; nếu tỷ lệ nợ xấu trên 5%, xem xét không trả lương V2 đồng thời tạm dừng công tác nghiệp vụ để thu hồi nợ.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo thành phần và ngành kinh tế theo hướng tích cực:

+ Giảm dần dư nợ cho vay DNNN. Năm 2008 dư nợ cho vay DNNN chiếm tỷ trọng 10% tổng dư nợ chi nhánh thì đến năm 2011, dư nợ cho vay chỉ chiếm tỷ trọng

5, 1% tổng dư nợ Chi nhánh.

+ Tập trung vốn đầu tư cho vay kinh tế hộ, các DNNVV, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo các tiêu chí hướng dẫn của Agribank Việt Nam cuối năm 2011 tại Chi nhánh đạt 2.631 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79% tổng dư nợ cho vay). Qua quá trình hoạt động của Chi nhánh cho thấy, rủi ro trong đối tượng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho hộ nông dân vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của hệ thống Agribank nên Chi nhánh đã chỉ

đạo tập trung vốn cho vay các khách hàng này.

+ Đẩy mạnh cho vay qua tổ thông qua hội Nông dân, hội Phụ nữ nhằm tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp của các cấp đoàn thể này trong công tác cho vay, thu hồi nợ.

Dư nợ cho vay qua tổ đến 31/12/2011 tại chi nhánh đạt 204 tỷ đồng, tăng 174 tỷ đồng so với năm 2008.

- Thực hiện nghiêm túc công tác hậu kiểm theo quyết định số 2406/QĐ/NHNo-

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w