Hiện nay trên hệ thống giao dịch IPCAS cho phép người quản trị hệ thống được phép khai báo, đưa ra cảnh báo và chặn các loại hạn mức giao dịch do người sử dụng yêu cầu như hạn mức tín dụng tối đa cho một ngành, sản phẩm hay nhóm khách hàng có liên quan; không được phép giải ngân nếu sản phẩm hay dư nợ một ngành nào đó có tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức cho phép nhằm duy trì sự an toàn chung của cả hệ thống cũng như của Chi nhánh. Những hạn mức như vậy là cần thiết nhằm đảm bảo rằng hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là đủ tính đa dạng, đa danh mục đồng thời có thể giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng có thể đưa ra các
quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh danh mục, chính sách cho vay. Vì vậy, Agribank Việt Nam nên có qui định cụ thể hướng dẫn các Chi nhánh triển khai thực hiện.
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Về Bảo hiểm nông nghiệp: Quảng Trị là một tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, nhằm tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng mạnh dạn đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kiến nghị Chính Phủ sớm triển khai sản phẩm Bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để ngành Ngân hàng hạn có thể hạn chế chế rủi ro khi có tổn thất xảy ra do thiên tai, dịch bệnh gây nên.
- Chỉ đạo các bộ ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ “Về giao dịch bảo đảm” theo hướng có thông tư liên tịch hướng dẫn các TCTD trong việc xử lý TSBĐ để thay thế cho Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 của NHNN ViệtNam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính “Về việc xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ cho các TCTD” đã hết hiệu lực thi hành do do căn cứ ban hành là Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã bị bãi bỏ: Hiện nay các qui định của pháp luật có liên quan về việc xử lý TSBĐ không có sự thống nhất, đặc biệt là việc xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất và nhà ở. Theo Luật Đất đai 2003 quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý được bán đấu giá (Điều 68); Bộ luật Dân sự 2005 quy định nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý TSBĐ là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án (Điều 721), còn theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý TSBĐ thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá.Trong thực tiễn xử lý TSBĐ, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn rất chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thường phải kéo dài ít nhất 2
năm còn việc TCTD tự xử lý TSBĐ theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, TCTD chưa được toàn quyền xử lý TSBĐ trong khuôn khổ pháp luật. Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của TCTD. Bên cạnh đó, Nghị định số 163 là văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung chứ không phải riêng về bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng. Do đó, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về TSBĐ tiền vay và xử lý TSBĐ tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng (văn bản pháp luật hướng dẫn Nghị định số 163/NĐ-CP) để giúp cho các ngân hàng, các TCTD, các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến TSBĐ tiền vay và xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ cho các TCTD.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Sửa đổi QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và QĐ số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí RRTD trong hoạt động ngân hàng” cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tăng độ an toàn cho các TCTD theo hướng sau:
+ Không nên qui định: ‘‘... Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do TCTD làm đầu mối phân loại, TCTD tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do TCTD đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn ”(Điểm b khoản 3 Điều 6 QĐ số 18/2007/QĐ- NHNN) do hiện nay đa số các Ngân hàng đã áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng để thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493. Việc các TCTD được phép áp dụng hệ thống xếp hạng riêng với các bộ chỉ tiêu khác nhau nhưng khi tham gia cho vay hợp vốn, ngoài khoản vay hợp vốn cho khách hàng đó bị điều
chỉnh xếp hạng, các khoản tín dụng khác cho khách hàng đó cũng bị điều chỉnh và thay đổi khoản trích lập dự phòng tương ứng là không thỏa đáng. Qui định trên chỉ phù hợp khi NHNN bắt buộc tất cả các TCTD phải áp dụng chung cùng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do NHNN đề ra, tuy nhiên hiện nay trên thế giới không có Ngân hàng Trung ương nào yêu cầu mọi NHTM phải áp dụng cùng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc bắt buộc chuẩn hóa các hệ thống/quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ trong khi quy trình xếp hạng đó chưa được kiểm nghiệm sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng đứng trước rủi ro không xếp hạng đúng các khách hàng. Điều này cũng không cho phép các ngân hàng có đánh giá khách hàng dựa trên khẩu vị rủi ro của chính mình, và điều này thì không hợp lý trên góc độ quản lý rủi ro.
+ Việc trích lập dự phòng rủi ro chưa thật sự hợp lý:
Theo qui định tại khoản 5 Điều 6 QĐ 493, tỷ lệ trích lập dự phòng cho các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% so với giá trị khoản nợ sau khi đã trừ đi giá trị của TSBĐ. Việc trích lập dự phòng tối thiểu phải là 0% cho các khoản nợ nhóm 1 là chưa thật sự bảo đảm, vì không thể hoàn toàn loại trừ rủi ro đối với những khoản nợ này. Đối với các khoản nợ nhóm 5, việc trích lập dư phòng 100% vẫn có thể còn các tổn thất khác chưa được dự phòng, như các chi phí theo đuổi kiện tụng, xử lý TSBĐ... Do vậy, theo tác giả, cần phải quy định một mức dự phòng lớn hơn 0% đối với các khoản nợ nhóm 1 và hơn mức 100% đối với các khoản nợ nhóm 5, tốt nhất là NHNN qui định tỷ lệ tối thiểu.Việc áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng ở mức tối thiểu sẽ tạo ra sự linh hoạt trong vận dụng tuỳ thuộc vào đặc điểm từng TCTD cũng như mức độ rủi ro từng món nợ.
- Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát của NHNN
Đặc thù của hệ thống NHTM cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý, rủi ro vi phạm đã xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thanh tra tuân thủ. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra việc tuân thủ không còn thích hợp để có thể
đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống Ngân hàng, bởi vì phương pháp này không đo lường và giảm thiểu rủi ro cho các Ngân hàng được (mục đích của thanh tra giám sát), ví dụ như: thời gian vừa qua, mặc dầu NHNN đã khống chế trần lãi suất huy động, tuy nhiên do khả năng thanh khoản kém, rất nhiều Ngân hàng đã huy động vượt trần lãi suất nhưng hệ thống thanh tra, giám sát vẫn không phát hiện được. Vì vậy, NHNN cần xây dựng phương pháp thanh tra không dừng lại như là chức năng hậu kiểm nữa mà phải tập trung xem xét, đánh giá các rủi ro có thể xảy và khả năng chống đỡ của các Ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng(CIC)
Một trong những điều kiện để hạn chế RRTD tốt đó là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật kịp thời và chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại, tuy nhiên hiện nay chất lượng thông tin tín dụng tại CIC có chất lượng thấp, thông tin khai thác được chủ yếu là thông tin dư nợ và nợ xấu nhưng đôi khi cũng không chính xác. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin là rất cần thiết, thông tin cần bao gồm: thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng, thông tin về TSBĐ, phải có sự phân tích, đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng để lưu ý cho các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị nhằm cung cấp thông tin cho các NHTM được thông suốt và kịp thời.
Hiện nay các NHTM chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh.Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp thích hợp để các NHTM nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc khai báo, cung cấp thông tin cho CIC. ết hợp kiểm tra việc cung cấp, khai thác thông tin, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những Ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin như: Báo cáo thiếu, thông tin sai sự thật.... trong các cuộc kiểm tra hàng năm. Đồng thời NHNN có yêu cầu các NHTM phải khai thác thông tin từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
- Sớm thành lập Ban thẩm định, Ban Quan hệ khách hàng đồng thời chỉ đạo các Chi nhánh loại 1, loại II thành lập Phòng Thẩm định độc lập với phòng Quan hệ khách hàng để tách bạch giữa khâu thẩm định và khâu quản lý tín dụng, quyết định cho vay. Đối với các dự án lớn hình thành nên tài sản cố định như: sắt, thép, xi măng, thuỷ điện có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại các tỉnh nên qui định bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính thực hiện thẩm định sau đó thông báo đồng ý/hoặc không đồng ý cho vay để Chi nhánh thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro đồng thời giảm áp lực phải cho vay từ chính quyền địa phương và hạn chế động cơ xấu của cán bộ Ngân hàng: cho vay dự án của địa phương để lấy thành tích, được bầu vào cấp ủy...
- Ban hành văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay doanh nghiệp; quyền phán quyết cho vay theo hướng giao mức phán quyết cho Chi nhánh phải dựa vào qui mô, chất lượng tín dụng; hạn mức tối đa đối với ngành, sản phẩm; nhóm khách hàng có liên quan, trường hợp số khách hàng có liên quan trong nhóm tăng lên thì giảm tương ứng hạn mức của nhóm nhằm hạn chế RRTD do không quản lý được dòng tiền, việc điều chuyển tài sản, lợi nhuận, doanh thu trong nhóm.
-Xây dựng chương trình tích lũy điểm cho khách hàng cá nhân thông qua việc cấp thẻ thành viên Agribank cho khách hàng giao dịch trong hệ thống Agribank Việt Nam:
Điểm tích lũy được tính khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại bất kỳ chi nhánh Agribank nào trên toàn quốc để làm cơ sở thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng trên toàn hệ thống và khẳng định thương hiệu Agribank.
Phương pháp tích lũy điểm có thể căn cứ như sau:
+ Đối với khách hàng tiền gửi thì căn cứ trên số dư tiền gửi của khách để tính điểm.
- Đối với khách hàng tiền vay thì căn cứ số lãi trong hạn, phí khách hàng trả để tính điểm.
- Đối với giao dịch chuyển tiền, bảo hiểm, chứng khoán, thẻ và các giao dịch khác thì có thể căn cứ vào mức phí thu được để tính điểm...
Từ số điểm tích lũy được trong năm sẽ quy đổi sang quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng hiện kim. Khách hàng nhận quà tặng tại chi nhánh khách hàng đăng ký làm thẻ thành viên ban đầu. Mục đích của chương trình này nhằm tri ân khách hàng chọn hệ thống Agribank Việt Nam giao dịch, thông qua đó nhằm gắn bó khách hàng quan hệ lâu dài với ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận tại Chương 1 và thực trạng tại Chương 2, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể với chi nhánh Agribank Quảng Trị và các kiến nghị cơ bản đối với Chính Phủ, NHNN Việt Nam, Agribank Việt Nam . Trong các giải pháp đưa ra, theo tác giả, giải pháp “Chiến lược con người” là bao trùm nhất, quan trọng nhất vì con người là yếu tố quyết định và liên quan đến các yếu tố khác, các giải pháp khác.
Ngoài ra, giải pháp thành lập bộ phận Thẩm định độc lập với bộ phận cấp tín dụng là điều hết sức cần thiết. Thẩm định dự án, thẩm định khách hàng là những công việc đòi hỏi phải hết sức thận trọng. Bộ phận Thẩm định với nhiệm vụ đặc thù sẽ
soi rọi một cách kỹ lưỡng để phát hiện ra những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra mà bộ phận tín dụng không nhận biết hoặc bộ phận tín dụng vẫn nhận biết nhưng do các mối
quan hệ gần gũi khác mà bỏ qua. .
Trong các kiến nghị với các cơ quan chức năng, kiến nghị triển khai Bảo hiểm Nông nghiệp tại tỉnh Quảng Trị và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý TSBĐ tiền vay là quan trọng bởi vì, thiên tai là yếu tố khó lường và gây ra rủi ro nghiêm trọng nhất. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý tác động tới hoạt động kinh doanh của tất cả các chủ thể kinh tế và các khâu trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt, có vai trò hết sức quan trọng trong xử lý nợ xấu của các NHTM.
Trong nền KTTT, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác luôn gắn liền với rủi ro. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của NHTM liên quan đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, xã hội, do vậy, những biến động rủi ro của nền kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro cho các NHTM và ngược lại. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận thức được RRTD, tìm ra nguyên nhân gây nên rủi ro từ đó có giải pháp để hạn chế rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất.
Trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Luận văn đã hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, trong đó đi sâu nghiên cứu RRTD; khái niệm, dấu hiệu nhận biết RRTD nguyên nhân gây ra RRTD và hậu quả của RRTD đối với bản thân NHTM và đối với nền kinh tế, xã hội.
Luận văn đã đánh giá toàn diện thực trạng và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng (hoạt động cho vay) tại Agribank Quảng Trị. Trên cơ sở đó,