Định hướng về kiểm soát RRTD

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 91)

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua công tác kiểm soát rủi ro. Do vậy, mục tiêu công tác hạn chế rủi ro của Chi nhánh như sau:

- Coi trọng chất lượng tín dụng hơn là mở rộng tín dụng, không vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà hạ thấp điều kiện cho vay, ưu tiên cấp tín dụng cho các đối tượng là hộ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại, DNNVV, giữ vững địa bàn chính là nông nghiệp và nông thôn, từng bước chiếm lĩnh thị trường ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp. Hạn chế cho vay DNNN. Kiên quyết không cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

- Phân tán rủi ro danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh vào một nhóm ngành kinh tế/khách hàng cho dù ngành kinh tế khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

- Hàng năm, tổ chức tập huấn lại qui trình, qui chế cho vay đối với tất cả cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng, kể cả cán bộ lãnh đạo, điều hành. êu cầu tất cả CBTD phải nắm vững qui trình, chế độ cho vay, thu nợ và thường xuyên bổ sung,

cập nhật kịp thời những cơ chế, chế độ, kiến thức có liên quan. Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ CBTD, lãnh đạo phụ trách công tác tín dụng ít nhất mỗi năm 01 lần. Kết quả kiểm tra là một nội dung được xem xét để xếp loại loại động và tính điểm thi đua hàng năm.

- Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, định giá tài sản thế chấp, quản lý dòng tiền, quản lý món vay, định kỳ hạn nợ. Mọi khoản vay phải được kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Không giải ngân tiếp khi chưa kiểm soát được việc sử dụng vốn đã giải ngân lần trước.

- Thực hiện nghiêm túc việc xếp hạng khách hàng và việc phân loại nợ, phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn

trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0072 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w