NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ MỘT SỐ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 73)

HỢP RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.4.1. Một số trường hợp rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các quốc gia

1.4.1.1 Rủi ro tác nghiệp

a. Rủi ro tác nghiệp do người bán không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp do người mua khống chế

Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do nghiệp vụ non kém mà người bán đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay một số loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp. Chính vì vậy, khi người mua khơng có thiện chí hoặc khơng thể cung cấp các chứng từ do phía mình cung cấp thì người bán khơng thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và không thể nhận được tiền hàng, từ đó tranh chấp phát sinh.

Cơng ty J.H Rayner, Anh ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng rượu từ công ty Dorton Partner, Hà Lan. Ngân hàng mở L/C là Ngân hàng ABN Amro Bank, London. Công ty J.H Rayner yêu cầu trong bộ chứng từ đò i tiền phải có giấy chứng nhận của người mua chứng nhận đã nhận hàng tại cảng Liverpool đúng hạn.

Một tháng sau khi mở thư tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Liverpool đúng thời hạn quy định. Nhưng Công ty Dorton Partner không thể lấy được giấy chứng nhận của người mua. Kết quả là, Ngân hàng ABN Amro Bank từ chối thanh tốn bộ chứng từ đị i tiền do có sai sót: Thiếu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người mua. Sau hơn một năm dài thương lượng, Công ty Dorton Partner mới nhận được một khoản bồi thường nhưng đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.

Theo UCP 600, khi đàm phán ký kết hợp đồng, người mua và người bán tự do thoả thuận các loại chứng từ yêu cầu xuất trình. Trường hợp này rõ ràng người bán đã tự chuốc lấy rủi ro khi đồng ý chấp nhận một thư tín dụng yêu cầu một loại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp.

b. Rủi ro tác nghiệp do lập các chứng từ thanh tốn khơng phù hợp với các quy định trong L/C

Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Điều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và

xuất trình một bộ chứng từ phù hợp đò i tiền NH phát hành hoặc NH xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ bản của người hưởng lợi. Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó mà người hưởng lợi khơng xuất trình được một bộ chứng từ đị i tiền phù hợp thì quyền lợi của chính bản thân người hưởng lợi, NH trả tiền, NH chiết khấu sẽ bị ảnh hưởng.

Trường hợp nghiên cứu sau đây là một bài học kinh nghiệm rút ra từ những phân tích ở trên: Công ty Huanan của Trung Quốc ký một hợp đồng nhập khẩu hàng tivi từ Công ty Hyosung của Hàn Quốc. NH mở L/C là Ngân hàng China Citic Bank của Trung Quốc, NH thông báo phía Hàn Quốc là Ngân hàng Korea Exchange Bank. Trong nội dung về chứng từ và cách thức giao hàng có quy định:

“. Chứng từ vận tải: Bộ vận đơn đường biển sạch, đầy đủ (3/3) cùng một số chứng từ khác...”.

“. Giao hàng làm 3 chuyến vào mỗi tháng 6, 7, 8 năm 2013.”.

Sau hai chuyến hàng được giao bình thường vào các tháng 6 và 7, Công ty Hyosung giao tiếp chuyến thứ 3 rồi lập và xuất trình bộ chứng từ đị i tiền Ngân hàng China Citic Bank của Trung Quốc. Ngân hàng China Citic Bank kiểm tra bộ chứng từ thanh tốn và phát hiện thấy có sai sót như sau: Vận đơn “nhận hàng để chở” và ghi chú “giao hàng lên tầu” không đề ngày giao hàng như quy định của điều 20 UCP 600.

Điều 20 a ii. UCP 600, quy định: “Một vận tải đơn, dù được gọi tên như thế nào, phải: ii. Chỉ rõ hàng hoá đã được xếp hàng lên một con tầu đích danh tại cảng giao hàng quy định trong tín dụng, bằng: .một ghi chú hàng đã được xếp lên tầu có ghi ngày xếp hàng lên tầu. Ngày phát hành vận tải đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừ khi trên vận tải đơn có ghi chú hàng đã xếp lên tầu có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày đã ghi trong ghi chú hàng đã xếp lên tầu sẽ được coi như là ngày giao hàng.”

Trong trường hợp này, do vơ tình hay cố ý mà người bán đã quên ghi ngày giao hàng và rõ ràng đã vi phạm điều 20 a ii UCP 600.

Mặc dù hàng vẫn chưa về tới cảng nhưng do thị trường tivi có biến động giảm giá mạnh, Công ty Huanan không muốn nhận hàng nên đã điện thông báo cho Ngân hàng China Citic Bank từ chối thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng Korea Exchange Bank lập tức phản bác, cho rằng, hai chuyến trước (giao trong tháng 6 và 7) cũng có sai sót giống như sai sót trong chứng từ của chuyến giao hàng thứ ba nhưng Ngân hàng China Citic Bank khơng có ý kiến gì mà vẫn tiến hành thanh tốn bình thường. Theo nguyên tắc hành động nhất qn thì việc từ chối thanh tốn của Ngân hàng China Citic Bank là không đúng. Ngân hàng Korea Exchange Bank yêu cầu thanh toán ngay cùng với tiền lãi trả chậm.

Tuy nhiên, Ngân hàng China Citic Bank, dựa theo tinh thần của UCP, đã phản bác yêu cầu của Ngân hàng Korea Exchange Bank. Lập luận của Ngân hàng China Citic Bank như sau: Điều 14a UCP 600 quy định về việc kiểm tra chứng từ “.. chỉ dựa trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không...” mà không bị ảnh hưởng bởi những giao dịch xảy ra trước, sau hoặc xoay quanh giao dịch thư tín dụng đang thực hiện. Thực tế là, một NH đã từng chấp nhận bộ chứng từ có sự khác biệt, có hoặc khơng có sự đồng ý của người xin mở thư tín dụng, điều này khơng thể ràng buộc NH đó chấp nhận lỗi khác biệt tương tự trong các chứng từ tiếp theo, trừ phi luật địa phương quy định khác.

Như vậy, vận dụng điều 14a UCP 600 quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của ngân hàng phát hành thì việc từ chối của Ngân hàng China Citic Bank là đúng. Tranh chấp phát sinh do lỗi từ phía người bán trong khâu lập chứng từ do đã không tuân thủ triệt để UCP 600.

1.4.1.2. Rủi ro đạo đức

a. Rủi ro đạo đức do đối tác khơng cung cấp hàng hố

Tập đồn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh duỡng. Cuộc mua bán đuợc giới thiệu thông qua một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh tốn theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chua đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhung rồi, tiền thì đuợc gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chua thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một cơng ty ảo trên mạng, khơng có thật.

b. Rủi ro đạo đức do đối tác là đối tượng lừa đảo, giao dịch qua nhiều trung gian ở các quốc gia khác nhau

Thông báo L/C xuất khẩu: L/C trị giá USD 2.315.000,00 (+/-10%), mặt hàng: gạo, hàng giao đến UAE. Trọn bộ B/L lập theo lệnh để trống “to order”.

NH phát hành: Regnum Bank, Nga Swift code: REDNRUMM

Nguời mua: ARABIAN DISTRIBUTOR LLC PORT SAEED, BEHIND HUYNDAI SHOWROOM OBAID KHALIFA BUILDING

OFF.103, DEIRA, DUBAI, UAE.P.O.BOX 97251

Trên bề mặt L/C thể hiện, L/C đuợc thông báo lần luợt qua các NH sau: Bank Turanalem Alma-Ata (ABKZKZKX), BTA Bank Belarus (AEBKBY2X), Vietcombank (BFTVVNVX), Vietinbank (ICBVVNVX).

Vietinbank là NH thông báo cuối cùng và L/C đã đuợc xác thực bởi NH thơng báo truớc đó là Vietcombank.

Khách hàng xuất khẩu Việt Nam xuất trình chứng từ theo L/C nói trên tới một NH ngoài hệ thống Vietinbank nhờ thu hộ tiền, giá trị bộ chứng từ trên 1 triệu

USD. Sau khi bộ chứng từ gửi đi địi tiền một thời gian, khơng được thanh toán, NH này đã liên hệ với NH phát hành tại Nga (REGNRUMM), NH phát hành xác nhận qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bằng văn bản là họ không phát hành L/C nêu trên và khẳng định đây là vụ gian lận thương mại.

Nhận được thông tin này, các NH liên quan đã liên hệ với NH mà mình nhận chỉ thị trước đó và được biết có tới sáu NH tham gia thơng báo L/C này chứ không phải bốn NH như thể hiện trên bề mặt L/C. Và tới nay cũng chưa biết giả mạo L/C ở khâu nào.

Theo thông tin từ NH gửi chứng từ cho biết, bộ chứng từ có ghi địa chỉ nhận là tị a nhà của NH phát hành và có thể người mua lừa đảo cũng lập văn phò ng tại tò a nhà này. Trước ngày chứng từ được giao, có người xưng là cán bộ của NH phát hành gọi điện đến DHL và hỏi thời gian phát bộ chứng từ tại tị a nhà. 11h hơm sau DHL đã giao bộ chứng từ cho người gọi điện và giao tại địa chỉ ghi trên bộ chứng từ (chính là địa chỉ nêu trong L/C).

Về tình trạng hàng hóa: Khách hàng xuất khẩu đã nhờ Đại sứ quán UAE can thiệp dừng giữ lô hàng, không giao cho người cầm bộ vận đơn gốc. Tuy nhiên, theo tập quán của hãng tàu, họ không trả lại hàng cho người xuất khẩu. Khách hàng tiếp tục nhờ sự trợ giúp của luật sư và đã kéo được hàng về Việt Nam nhưng chưa đủ và phải mất một khoản chi phí khá lớn.

1.4.1.3. Rủi ro pháp lý

Rủi ro do không hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thư tín dụng và những quy định pháp lý liên quan:

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thụy Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thụy Điển. Theo thoả

thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày. Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP6O0.

Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thụy Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thơng báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thụy Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thụy Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lơ hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hàng đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã khơng có dị ng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận định rằng: “Theo thơng lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vò ng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hàng này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được

thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak - người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lơ hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hố đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh tốn hoặc sẽ thanh tốn nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn” (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ). Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh tốn nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc khơng đúng. Sự mập mờ ở đây khơng được chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ khơng thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên khơng có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thơng lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh tốn sẽ được thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã khơng được thoả mãn. Nhưng theo trọng tài thì việc thư tín dụng có được thanh tốn hay khơng khơng phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (nguời mua). Việc hiểu điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh tốn khơng được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren khơng có bất cứ sai

phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak khơng kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh tốn được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtrak thì hồn tồn khơng an tồn cho Lagergren.

Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanh toán hoặc việc chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng Thụy Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

1.4.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu các tình huống thực tế

Qua các tình huống nêu trên, chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phương thức thanh tốn an tồn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh được rủi ro, các công ty cũng như NH cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tác cũng như những quy định pháp luật về phương thức thanh toán đang được áp dụng.

a. Bài học đối với nhà xuất khẩu

- Chứng từ được xuất trình trong bộ chứng từ đị i tiền cần phải được yêu cầu cụ thể, rõ ràng trong L/C. Tránh những chứng từ gây khó khăn khi

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w