Định hướng phát triển phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

3.1.2. Định hướng phát triển phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ

chứng từ trong thời gian tới

Nhìn nhận phương thức thanh toán L/C vẫn là nguồn thu chủ yếu trong nghiệp vụ TTQT, NHCT CN Bắc Hà Nội đã có những định hướng phát triển chung loại hình dịch vụ này trong thời gian tới như sau:

- Tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C, nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ, thông qua các chính sách hợp lý.

- Phát triển chính sách Marketing tốt thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ này của NH.

- Mở rộng cung cấp các hình thức L/C khác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.

- Cố gắng trở thành NH hàng đầu, uy tín trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán L/C chất lượng cao.

Cơ hội và thách thức:

a. Cơ hội

Năm 2015, nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, giúp các doanh nghiệp cũng như NH có thể ổn định, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong ba năm qua, tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng kinh tế nước ta cũng đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự tiến bộ trong đời sống kinh tế của người dân và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương. Điều này mang lại cho NHCT CN Bắc Hà Nội một thị trường đầy tiềm năng. NH không chỉ có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào từ nhân dân mà c òn có thể tăng trưởng hoạt động tín dụng cũng như các dịch vụ NH khác nói chung và TTQT bằng tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm tới.

Gần đây Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), điều đó cũng có nghĩa TTP sẽ mở

ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhu hệ thống ngân hàng thuơng mại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam sẽ là quốc gia đuợc huởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP; GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu ngành sản xuất nội địa đáp ứng đuợc hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là: Mở rộng thị truờng xuất khẩu, nhất là thị truờng xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các nuớc thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thuơng mại với các nuớc TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới 7/11 thị truờng của TPP. Điều quan trọng nhất là, thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa sẽ đuợc giảm xuống 0%, là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của nguời dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. TPP dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu may mặc và giày dép của Việt Nam đạt 16,5 tỷ USD truớc năm 2025. Việt Nam tham gia TPP, xuất khẩu và GDP có thể tăng thêm tuơng ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD, hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP. Hoa Kỳ là thị truờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với 55% thị phần toàn ngành dệt may. Khi TPP có hiệu lực, mức thuế suất hàng dệt may từ Việt Nam sang thị truờng này có thể giảm xuống gần bằng 0%, thay vì 17% nhu hiện nay.

Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị truờng tài chính thế giới. Các luồng vốn đầu tu quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống NH tăng cuờng thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn.

thiện, hệ thống NH có điều kiện hội nhập vào thị trường tài chính thế giới. Đây là những cơ hội lớn để NHCT nói chung và CN Bắc Hà Nội nói riêng đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.

b. Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, đó là, mặc dù xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chưa mang tính hiệu quả, chủ yếu xuất khẩu hàng có công nghệ thấp, thâm dụng lao động như hàng may mặc, giày dép, đồ nội thất... Xuất khẩu chủ yếu nguyên liệu thô, chưa qua sơ chế hoặc gia công đã khiến việc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, giá trị tăng thêm của hàng hóa... trở nên yếu. Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường.

Đối với ngành NH nói chung và NHCT nói riêng, thách thức khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do, hội nhập kinh tế quốc tế là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các NHTM trong nước với nhau mà c ò n là sự cạnh tranh với các NH nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường. TPP sẽ cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho phép các NH nước ngoài thành lập NH con (có vốn 100% nước ngoài) theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giờ đây Việt Nam nhiều khả năng sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm đa dạng hơn của các NH ngoại tại Việt Nam mà không cần nhìn thấy cơ sở hoạt động của họ tại Việt Nam. Điều này sẽ cho phép các NH ngoại tiết giảm chi phí để từ đó sẽ đưa những sản phẩm tiết kiệm và vay vốn hấp dẫn tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, TPP cũng quy định dỡ bỏ một số quy định hạn chế đối với các NH ngoại tại Việt Nam như

quy định các NH ngoại chỉ được phép mở một văn phò ng tại mỗi tỉnh...

Đánh giá chung, tác động của quy định về việc mở cửa hệ thống NH nội địa trong TPP có thể sẽ mang đến một dòng chảy vốn lớn từ các NH ngoại vào Việt Nam. Tất nhiên, điều này sẽ khiến sức ép cạnh tranh dành cho các NH nội địa sẽ lớn hơn, buộc các NHTM trong nước nói chung và NHCT nói riêng sẽ phải nhanh chóng tái cấu trúc, cải thiện hiệu quả hoạt động bằng công nghệ và đưa ra các sản phẩm tài chính có chất lượng hơn cho thị trường nếu không muốn mất thị phần.

Trong những năm qua, mặc dù c òn non trẻ nhưng NHCT CN Bắc Hà Nội đã đạt được không ít thành tích đáng kể. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ và phát triển hơn nữa thương hiệu, CN cần có cái nhìn đúng đắn về những thách thức cũng như khó khăn trước mắt và lâu dài. Một trong những mối lo ngại hàng đầu của CN là sự cạnh tranh khốc liệt hiện tại và sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng. Bên cạnh đó, cuộc chiến công nghệ cũng đang diễn ra từng phút từng giây, CN phải nắm bắt và kịp thời có chính sách chuyển đổi phù hợp tránh tụt hậu.

Một phần của tài liệu 0069 giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w