Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

1.3.2.1. Kinh nghiệm từ Vietinbank

Vietinbank những năm qua đã không ngừng đổi mới để thích nghi với sự biến động của thị truờng, của pháp luật, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phuơng pháp quản lý tiên tiến. Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo buớc đột phá căn bản để VietinBank thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất luợng tín dụng, chất luợng phục vụ khách hàng trong thời gian qua. Không

những vậy, đây là bước đi quan trọng để VietinBank tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng.

Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, VietinBank đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,.v.v. để chuyển đổi toàn diện mô hình tín dụng. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về QLRR theo Basel II (Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel).

Thứ nhất, công việc front office và back office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các Chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại Trụ sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

Thứ hai, do các Chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của VietinBank đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa Trụ

sở chính và Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của

ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, Khối Quản lý rủi ro đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của VietinBank, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế.

Để hoàn thiện Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, năm 2012, Vietinbank đã ký kết với Tổ chức tư vấn Earns & Young Singapore hợp đồng " Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cơ bản của Vietinbank", theo đó Earns & Young sẽ tư vấn để Vietinbank có Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ và hoàn thiện theo định hướng chuẩn mực quốc tế Basel II. Dự án này giúp Vietinbank nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng để phát triển tốt trong tình hình phát triển mới của thị trường kinh tế trong nước cũng như quốc tế.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ VIB

Để có thể phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng VIB đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau để nâng cao công tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng:

- Chia hoạt động tín dụng thành 3 khối:

+ Khối Khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm thiết kế triển khai sản phẩm tín dụng cá nhân, triển khai tiếp thị bán hàng, gíám sát hoạt động tín dụng cá nhân.

+ Khối Khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm thiết kế triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng doanh nghiệp.

+ Khối Quản lý tín dụng: Chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách tín dụng chung cho ngân hàng, tái thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt hoạt động tín dụng, tổ chức định giá tài sản đảm bảo theo định kỳ, xử lý nợ.

- Chia các giai đoạn của quy trình xử lý hồ sơ tín dụng cho các bộ phận khác nhau:

+ Tiếp thị và lập tờ trình tín dụng: Bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn, điều kiện vay vốn theo quy định: Bộ phận Giao dịch tín dụng

+ Tái thẩm định và phê duyệt: Quản lý tín dụng

+ Hoàn tất hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ khacs cho việc giải ngân: Giao dịch tín dụng

+ Kiểm tra, theo dõi khách hàng: Bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp/cá nhân và Bộ phận Giao dịch tín dụng

-Xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp và hệ thống cho điểm khách hàng cá nhân để có những chính sách uu đãi, giám sát riêng từng khách hàng, tiến tới đánh giá chất luợng tổng thể của dự nợ tín dụng.

-Hoàn thiện các chính sách tín dụng để phản ánh và giám sát tốt hơn các rủi ro trong hoạt động tín dụng nhu chính sách lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động lãi suất đầu vào liên tục của thị truờng, chính sách về hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản...

Với các biện pháp đuợc áp dụng sớm nhu trên, VIB đã vững vàng qua cơn khủng hoảng và giữ vững hoạt động tín dụng của mình, là một trong các ngân hàng đứng đầu về chất luợng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w