Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)

- Nâng cao vị thế của Ngân hàng nhà nước: NHNN hoạt động thực sự với tu cách và mang đầy đủ tính chất là ngân hàng trung uơng trong kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa. Các chức năng chủ yếu của NHNN là: ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, nguời cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị truờng tiền tệ và trung tâm thanh toán, đồng thời kết hợp với chức năng quản lý nhà nuớc trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong việc quản lý, giám sát bảo đảm an toàn hệ thống tài chính.

- Đổi mới và phát triển hệ thống giám sát ngân hàng: Trên cơ sở bộ máy thanh tra NHNN hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu cả về cơ chế, mô hình tổ chức, con nguời và phuơng châm nhằm

đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thuơng mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng nhu: cho vau để hoàn trả các khoản vay của ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuơng mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel): Trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nuớc và giám sát thị truờng, hoàn thiện phuơng pháp kiểm soát và kiểm tra nội bộ trong các tổ chức tín dụng và huớng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng đuợc hoàn thiện theo huớng nâng cao chất luợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thuơng mại, đảm bảo thị truờng phát triển bền vững.

- Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng: Đây là công cụ của thị truờng tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thuơng mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản vay của mỗi ngân hàng.

- Xem xét điều chỉnh theo huớng đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN quy định về

phân loại nợ có một số điểm chưa phù hợp cần. Đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu)

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng nhà nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty hoạt động kinh doanh,có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

KẾT LUẬN

Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex cũng như các ngân hàng thương mại khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng cho tiến trình hội nhập này, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế cùng “chạy đua” với đất nước, trong đó cũng không loại trừ ngành ngân hàng. Khi đó, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Sự hội nhập này vừa tạo cơ hội (mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ngân hàng điện tử, minh bạch hoá thông tin...) vừa tạo thách thức (phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các điều khoản của Basel II, cạnh tranh công bằng và mạnh mẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực) cho các ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những thách thức này đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Không nằm ngoài xu hướng đó, PG- Bank đang nỗ lực hết sức trong việc giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức có ý nghĩa. Luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ như sau:

❖ Làm rõ những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

❖ Phân tích, Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại PG Bank.

❖ Đề xuất giải pháp kiến nghị hạn chế rủi ro tín dụng tại PG Bank.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hồng

Hạnh, các đồng chí lãnh đạo và các anh chị em cán bộ Ngân hàng TMCP

Xăng dầu Petrolimex, các thầy cô giáo Học viện Ngân Hàng đã hướng dẫn, giúp đỡ em hết sức nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 15/2010/QĐ-NHNN ngày 16/6/2010 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội, 2010. 2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số

47/2013/QH12, 2012.

3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015, 2011

4. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.

6. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giải pháp phát triển bền vững hệ thống thương mại Việt Nam, Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng, ngày 31 tháng 08 năm 2013, trang 1-10.

7. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Vietin Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 125, tháng 10/2012.

8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2013.

9. Báo cáo kết quả kinh doanh của PG Bank qua các năm 2012, 2013, 2014. 10. Báo cáo thường niên của PG Bank qua các năm 2012, 2013, 2014.

11. Quyết định số 3999/ QĐ- QLTD 1 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex về Công tác Quản lý tín dụng.

12. Tài liệu Mô hình tổ chức ngân hàng của Phòng Tổ chức - Nhân sự Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w