Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 112)

3.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong

những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng PG-Bank đã có nhiều nỗ lực trong lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng nhu xây dựng, đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhung khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đua ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh đuợc đặc thù tình hình kinh tế, xã hội tại địa phuơng. Dó đó khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chua cao và chua đáp ứng đuợc yêu cầu phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo huớng:

-Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiên kết nối với kho thông tin dữ liệu giữa cac ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng cho phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng PG-Bank cần tổng hợp và đua ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho PG-Bank, từ đó chi nhánh cung cấp, triển khai thống nhất toàn hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đuợc đặt ra trong môi truờng hội nhập.

PG-Bank cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các chi nhánh.

3.2.4.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Con nguời là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát triển, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhung đồng thời cũng là nguyên

nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Cơ cấu lao động của PG-Bank cho thấy trình độ cán bộ không đồng đều, số luợng cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp còn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số lao động. Những lao động này thuờng có tuổi đời tuơng đối cao, làm việc bằng kinh nghiệm là chủ yếu nên hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ phân tích, đánh giá đo luờng rủi ro tín dụng. Trong những năm qua, PG-Bank đã tổ chức một số lớp tập huấn nghiệp vụ cũng nhu gửi đào tạo tại các trung tâm nhung sau đó chua đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo.

Một mô hình phòng ngừa rủi ro tín dụng hoàn hảo và một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhung những con nguời cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng đuợc các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đó các giải pháp về nhân sự giữ một vai trò cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:

-Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất luợng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi truờng đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng luới, qui mô kinh doanh của PG-Bank trong tuơng lai.

-Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất luợng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

-Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.

-Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Một điều khá tế nhị trong công tác nhân sự, đặc biệt là trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng là những cán bộ không thể hiện rõ chính kiến của mình trong thẩm định tín dụng mà theo chỉ đạo của cấp trên, cho dù trên thực tế những khoản vay đó đã bị quá hạn, mất vốn rất cao nhưng những cán bộ này vẫn được đề bạt vào những vị trí lãnh đạo. Do đó không thể tạo lập được sự phân định rõ ràng và có trách nhiệm tách bạch giữa thẩm định và quyết định cho vay, không có khả năng đưa ra các kết quả thẩm định khách quan và trung thực. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc , triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

-Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng từ địa bàn này sang địa bàn khác (có thể thực hiện luân chuyển theo định kỳ, nhiệm kỳ, ...) để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ nâng cao năng lực xử lý công việc.

-Chú trọng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về quản lý Rủi ro tín dụng, thường

xuyên tổ chứng các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ đánh giá rủi ro tín dụng. Đồng thời, cần có một số chuyên gia giỏi nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho Ban điều hành ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng, cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, giảng day về kiến thức rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0087 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w