1.3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng
Vai trò đầu tiên mà sáp nhập và mua lại mang đến cho NH chính là sự hợp lực góp phần nâng cao năng lực quản trị của Ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Theo xu hướng các ngân hàng nhỏ, quản trị yếu, sẽ sáp nhập với ngân hàng lớn và các ngân hàng nước ngoài sẽ tăng cường mua cổ phần sở hữu ngân hàng trong nước. Do đó, giải pháp sáp nhập những ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn để nâng cao năng lực quản trị là rất cần thiết. Việc sáp nhập này phải dựa theo tiêu chí thị trường. Những ngân hàng nào hội đủ các điều kiện như đủ vốn theo quy định, có hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro tốt và có hệ thống thông tin công khai minh bạch mới có thể duy trì tiếp tục được hoạt động kinh doanh của mình. Việc làm này sẽ làm cho việc điều hành, quản trị ở các ngân hàng tập trung và dễ quản lý hơn. Hơn nữa, khi hệ thống ngân hàng đủ mạnh sẽ tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế.
27
Chắc chắn số lượng NH tham gia sẽ giảm đi khi có một vụ Sáp nhập hoặc Hợp nhất giữa các ngân hàng vốn là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thương trường, cũng có nghĩa là sức nóng cạnh tranh không những giữa các bên liên quan mà cả thị trường nói chung sẽ được hạ nhiệt. M&A tạo nên một mạng lưới ngân hàng, công ty, mà trong đó không có xung lực cạnh tranh nào đối lập hẳn với nhau, ngược lại tất cả chỉ cùng chung một mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn và giảm chi phí để tạo lợi nhuận cao và bền vững. Thậm chí các ngân hàng, công ty lớn có thể ngồi lại với nhau để thương lượng phương án Sáp nhập nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì xu thế loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường này mà hoạt động Sáp nhập trong các ngành diễn ra khá sôi nổi, mức độ tập trung của thị trường cao và các công ty lớn được hưởng những ưu thế của độc quyền nhóm.
Cạnh tranh cũng là một động lực thúc đẩy M&A và ngược lại. M&A đang khiến
những cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và mỗi ngân hàng, DN, để không bị đối thủ
cạnh tranh thâu tóm, ban quản trị và điều hành các công ty luôn phải chủ động tìm cơ
hội thực hiện M&A để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, tiết kiệm chi phí
Thông qua hoạt động M&A ngân hàng có thể chọn lọc hay tiếp nhận được được nguồn lao động có kỹ năng tốt, nhiều kinh nghiệm, giảm thiểu sự trùng lắp, kém hiệu quả trong mạng lưới hoạt động, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý hành chính ... Những lợi ích được chuyển tới cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ với giá cả thích hợp hơn hay chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận ngân hàng, giá tăng giá trị cho cổ đông và nâng cao thương hiệu của ngân hàng.
Đối với những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi DN phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
1.3.2.3. Tăng quy mô vốn ngân hàng
mặt vốn đảm bảo yêu cầu về quy mô theo quy định, mặt khác còn là nền tảng mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng. Vì vậy, các NHTM có vốn điều lệ nhỏ, mua bán- sáp nhập là giải pháp nên cân nhắc và xem xét khi việc tạo dựng uy tín và chiếm giữ thị phần trong thời gian ngắn một cách độc lập là rất khó khăn, cũng như việc thực hiện tăng vốn điều lệ đảm bảo theo quy định không phải là điều dễ dàng trong bối cảnh khó khăn của hệ thống tài chính . Do đó, sáp nhập có vai trò tốt nhất để tăng quy mô vốn của các ngân hàng trong thời điểm hiện nay.
1.3.2.4. Hệ thống công nghệ ngân hàng có điều kiện trang bị đồng bộ
Công nghệ luôn là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong sự thành bại của một hệ thống ngân hàng. Để cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối thủ khác. Thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại, các bên có thể tận dụng và chuyển giao công nghệ cho nhau hình thành một hệ thống công nghệ đồng bộ với chi phí tối ưu, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng sau M&A.
1.3.2.5. Tăng thị phần, xác lập vị thế mới đối với ngân hàng
Một trong những vai trò cũng như mục tiêu hướng đến của hoạt động M&A chính là mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu, gia tăng lợi nhuận và xác lập vị thế
mới trên thị trường. M&A có thể cho phép mở rộng các kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động marketing. Ngoài ra, sau khi sáp nhập mua lại, quy mô ngân hàng được mở
rộng, danh tiếng tăng lên sẽ xác lập được một vị thế mới trong mắt các nhà đầu tư cũng
như khách hàng. Ngân hàng lớn sẽ có nhiều thuận lợi hơn ngân hàng nhỏ trong các hoạt động như thu hút nguồn vốn, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh....
1.3.2.6. Tạo giải pháp đối với ngân hàng gặp khó khăn có nguy cơ phá sản
Ngân hàng đứng bên bờ vực phá sản thì vai trò của hoạt động M&A là một cứu cánh góp phần giảm thiểu nguy cơ mất lòng tin của công chúng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong các lĩnh vực khác, khi một DN phá sản hay giải thể chắc chắn sẽ ít ảnh hưởng đến thị trường hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, tâm lý người dân nhạy cảm với các tin tức của thị trường, nếu để xảy ra những sự cố như tình trạng rút tiền hàng loạt tại một ngân hàng thì có thể gây ra hiệu ứng "domino" toàn hệ thống. Vì vậy, Chính phủ một số nước thường khuyến khích các ngân hàng lớn mua lại các ngân hàng gặp khó khăn. Điều này đã được minh chứng trong cuộc khủng hoảng kinh tế
29
Mỹ gần đây, chính phủ Mỹ đã kêu gọi các ngân hàng lớn mua lại các ngân hàng sắp phá sản nhằm ổn định thị trường. Đứng về phía các ngân hàng bị mua lại, việc sáp nhập hoặc được mua lại sẽ “dễ chịu” hơn nhiều so với tình trạng ngân hàng của mình hoạt động một cách chật vật hoặc đi tới phá sản.
1.3.2.7. Động cơ khác
Các vụ M&A ngân hàng có khi còn được tiến hành nhằm hưởng lợi ích từ thuế khi mà NH bị sáp nhập đang làm ăn thua lỗ, hay thông qua các nghiệp vụ kế toán trong sáp nhập mà tài sản được ghi giảm và khoản dự phòng được ghi tăng so với giá trị thực tế..đều làm giảm thu nhập chịu thuế của NH sáp nhập.
Một động lực khác, các nhà quản lý tin rằng khi M&A thì NH có khả năng tăng trưởng cao hơn, mở rộng giới hạn cho vay và phục vụ tốt hơn các khách hàng là doanh nghiệp. M&A giữa NH lớn với NH nhỏ giúp NH lớn mở rộng thị trường còn NH nhỏ tăng cường khả năng quản trị, tăng chất lượng nguồn nhân lực và có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại.
Một luận điểm nữa về động lực trong M&A ngân hàng là hạn chế hiện tượng thông tin bất cân xứng. Thông tin về khách hàng rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh NH, nó là cơ sở quyết định xem có bắt đầu, tiếp tục hay chấm dứt mối quan hệ của NHvới khách hàng hay không? M&A ngân hàng giúp NH có luồng thông tin nội rộng và đa dạng kéo theo chi phí nắm bắt thông tin sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các NH riêng lẻ khác. Mặt khác, một NH đa dạng hóa sự có mặt của mình ở các thị trường tài chính khác nhau, các vũng lãnh thổ khác nhau có nhiều khách hàng thân thiết và danh mục dịch vụ đa dạng hơn so với các ngân hàng riêng lẻ. Và việc M&A ngân hàng sẽ làm tăng mức độ bao phủ thị trường từ đó tăng giá trị công ty thông qua cải thiện giá cả và thị phần.