Khái quát hoạt động mua bán sáp nhập trên thế giới

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp hỗ trợ hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 39)

1.4.1.1. Khái quát các làn sóng M&A trên thế giới

Hoạt động M&A trên thế giới trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới đặc biệt là thị trường tài chính, với 6 chu kỳ đỉnh cao tương ứng với 6 làn sóng M&A:

Giai đoạn 1895 - 1905: hoạt động M&A thời kỳ này diễn ra chủ yếu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh cùng một dòng sản phẩm, cùng thị trường với mục đích tạo nên sự độc quyền trong ngành. Vào thời kỳ này, hoạt động M&A chủ yếu diễn ra ở các ngành sản xuất công nghiệp cơ bản, dầu hỏa, viễn thông.

Giai đoạn 1925 - 1929: làn sóng hoạt động M&A xuất hiện sau kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 và mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghệ truyền thông. Hoạt động M&A trong giai đoạn này có xu hướng kết hợp giữa các doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, giúp họ kiểm soát tốt các kênh phân phối. Điều này giúp việc mở rộng mạng lưới kinh doanh được phát triển thông qua hệ thống công nghệ truyền thông.

Giai đoạn 1965 - 1970: đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới góp mặt với sự xuất hiện phổ biến của các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Nhiều công ty Mỹ bắt đầu đầu tư ra nước ngoài do các chính sách khuyến khích về thuế, giảm bớt các rào cản thương mại, giảm chi phí vận chuyển. Làn sóng hoạt động M&A chấm dứt vào đầu những năm 1970 khi chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm, đồng thời là cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới nổ ra.

Biều 1.1: Lịch sử M&A trên thế giới

(Nguồn: Boston Consulting Group)

Giai đoạn 1980 - 1990: đây là thời kỳ mà hình thức thâu tóm diễn ra khá mạnh mẽ. Bất kỳ công ty nào nếu không phát huy hết khả năng của mình đều có nguy cơ bị thâu tóm. Vào những năm 1980, các cuộc thâu tóm trên thế giới diễn ra chậm lại và chấm dứt khi thị trường trái phiếu sụp đổ, các ngân hàng thương mại ở Mỹ gặp khó khăn với các khoản nợ, tính thanh khoản về vốn thấp.

Giai đoạn 1992 - 2001: làn sóng hoạt động M&A xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Hoạt động M&A diễn ra thành lập các tập đoàn tài chính lớn mạnh trên thế giới.

Giai đoạn 2002 đến nay: làn sóng hoạt động M&A phát triển trên phạm vi trên toàn thế giới hay còn gọi là làn sóng toàn cầu hóa.

Nhìn vào 6 chu kỳ này, chúng ta nhận thấy hầu hết các chu kỳ hoạt động M&A đều rơi vào những giai đoạn kinh tế phát triển, nhất là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, phát triển càng mạnh thì dẫn đến làn sóng hoạt động M&A càng cao.(Biểu đồ 1.1).

1.4.1.2. Hoạt động M&A trên thế giới

Giai đoạn từ năm 1981 đến 1998: có 44.600 giao dịch M&A; tổng giá trị đạt khoảng 9.812 tỷ USD, trung bình là 220 triệu USD/giao dịch. Trong đó, Mỹ chiếm khoảng 50% về số giao dịch. M&A chủ yếu diễn ra tại các lĩnh vực: truyền thông, viễn thông, tài chính, sản xuất công nghiệp và bán lẻ.

35

Năm 2000, tổng giá trị các giao dịch M&A trên toàn thế giới đạt con số kỷ lục là 3.330 tỷ USD. Năm 2006 và 2007 đã thực sự tạo ra những làn sóng mạnh mẽ của hoạt động này.

Năm 2006 được đánh giá là năm được mùa của các vụ sáp nhập với tổng giá trị toàn cầu lên đến 3.460 tỷ USD. Mỹ vẫn là trung tâm của những vụ sáp nhập với khoảng 36% giá trị các giao dịch. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm so với mức 46% của năm 2000. Sự gia tăng còn lại được đánh giá là của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với nhiều nền kinh tế đang phát triển và có nhiều tiềm năng phát triển các giao dịch M&A. Về số lượng giao dịch M&A là 28.312 vụ, giảm so với 31.019 vụ của năm 2000, điều này đồng nghĩa với việc các giao dịch trong năm 2006 có giá trị trung bình cao hơn.

Năm 2007, mặc dù cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ bắt đầu xuất hiện nhưng hoạt động M&A vẫn phát triển và đạt những kỷ lục mới. Tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 4.400 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006. Trong đó, thương vụ lớn có thể được kể đến là việc ngân hàng Hà Lan ABN Amro được Ngân hàng Anh Barclays mua lại với giá 90,8 tỷ USD vào tháng 4 năm 2007. Tuy nhiên tốc độ diễn ra các giao dịch M&A trong 6 tháng cuối năm đã chậm lại đáng kể do những lo ngại trước cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ ngày càng trầm trọng. Trong nửa cuối năm 2007 hoạt động này giảm mạnh nhất ở Mỹ, với mức giảm 46% so với cùng kỳ năm trước và 27% so với toàn cầu .

Với đặc trưng là những thỏa thuận lớn, năm 2007 đã chứng kiến các quỹ đầu tư vốn tư nhân như Blackstone Group và Kohlberg Roberts phô trương sức mạnh. Các quỹ này đã đạt các thỏa thuận với tổng giá trị kỷ lục 791 tỷ USD - tương đương với gần 1/5 giá trị các thỏa thuận M&A trên toàn thế giới. Nhiều thỏa thuận trong số này đã biến một số công ty đại chúng như TXU Corp hay chuỗi khách sạn Hilton thành những công ty tư nhân. Các tập đoàn lớn cũng đóng góp không nhỏ vào thành tích trên. Một nhóm 3 ngân hàng do ngân hàng Hoàng gia Scotland dẫn đầu đã mua lại ngân hàng ABN Amro. Đây là thỏa thuận mua lại lớn nhất đã hoàn thành trong năm và cũng là vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong lịch sự thế giới.

Năm 2008 đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng tài chính với hàng loạt những vụ sáp nhập “bất đắc dĩ”. Mở màn là vụ hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải để Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy

ST T

Bên mua Quốc

tịch

Bên bị mua Quốc

tịch

Giá trị (tỷ USD)

1 Express Scripts Inc Hoa Kỳ MedcoHealth Solutions Hoa Kỳ 29.4

2 Duke EnergyCorp Hoa Kỳ Progress EnergyInc Hoa Kỳ 25.8

3 Kinder Morgan Inc Hoa Kỳ El Paso Corp Hoa Kỳ 24.0

4 Johnson & Johnson Hoa Kỳ SynthesInc Hoa Kỳ 22.8

5 Swiss Reinsurance Thụy

Sỹ

Swiss Reinsurance Thụy Sỹ 21.4

6 Walt Disney Co Hoa Kỳ Walt Disney Co Hoa Kỳ 17.2

7 United Technologies Hoa Kỳ Goodrich Corp Hoa Kỳ 16.2

8 Spin-off Hoa Kỳ Marathon Oil Hoa Kỳ 15.0

9 Wal-Mart Stores Inc Hoa Kỳ Wal-Mart Stores Inc Hoa Kỳ 15.0

1 0

JPMorgan Chase & Co Hoa Kỳ JPMorgan Chase & Co Hoa Kỳ 15.0

cơ phá sản. Sau đó Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America với trị giá 44 tỷ USD và Lloyds TSB’s thâu tóm HBOS với giá 29,3 tỷ USD. Chính phủ Mỹ đã buộc phải bơm tiếp 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Cũng chính vì lý do khủng hoảng nên tình hình M&A tại những nước phát triển như Mỹ giảm vì các động cơ để tiến hành M&A không đạt được cho các bên. Tuy nhiên, chính cuộc khủng hoảng lại là thời cơ cho nhiều doanh nghiệp muốn thâu tóm để bành trướng.

Năm 2009 tới nay, hoạt động M&A trên thế giới giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch. Năm 2011 đã chứng kiến một sự trì trệ thay vì là tăng trưởng. Khoảng hơn 1/3 số thương vụ nằm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Các ngành bị ảnh hưởng tiếp theo là năng lượng và vật liệu, chiếm khoảng 10% tổng số thương vụ. Tất cả các thương vụ lớn nhất trong năm qua đều được thực hiện trong phạm vi quốc gia. Ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là chương trình mua lại cổ phần ở Thụy Sỹ, tất cả các thương vụ lớn nhất đều được thực hiện ở Hoa Kỳ.

Biểu 1.2. Số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên thế giới giai đoạn 1995-2012F 60,000 <... 50,000 40,000 WD 30,000 £ 20,000 S 10,000 ,0 ' Λl.∣ /H. .____l∣∕ ____∣∣∣∣∣B1 rτιm ∏ ■ PP PP 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 ,0 Q P S S- Sí. I ∙≡ ∙ 3 Q Năm Number Value

ST T

Bên mua Quốc

tịch

Bên bị mua Quốc tịch Giá trị (tỷ USD)

1 SABMIller Australia Fosters Australia 10.8

2 BP PLC Anh Reliance Industries

(21 Oil Blocks)

Ấn Độ 9.0

3 Barrick Canada Inc Canada Equinox Minerals

Ltd

Australia 7.4

4 BHP Billiton Ltd Australia BHP Billiton Ltd Australia 6.3

5 Spin-off to Shareholders Hàn Quốc Shinsegae (Supermarkets)

Hàn Quốc 5.8

6 PEAMCoalPty Ltd Australia MacarthurCoal Ltd Australia 4.9

7 SinopecIntl Trung

Quốc

Petrogal Brasil Ltda Brazil 4.8

8 BHP Billiton Ltd Australia Chesapeake Energy Hoa Kỳ 4.8

9 SAIC Motor Corp Ltd Trung

Quốc Shanghai Automotive Trung Quốc 4.5

10 Investor Group Hàn Quốc Hyundai E&C Hàn Quốc 4.5

(Nguồn: Thomson Financial, Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances (IMAA) analysis)

Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong khi năm 2010 chứng kiến hoạt động M&A tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương phục hồi lên mức tương đối cao thì năm 2011 số thương vụ được công bố trong khu vực lại thấp hơn. Mặc dù số thương vụ thì giảm nhẹ xuống còn 11.600 thương vụ, tổng giá trị lại bị giảm xuống đáng kể chỉ còn 537 tỉ USD (xem Biểu 1.2). Tuy nhiên, so sánh với xu hướng chung của thế giới, hoạt động M&A sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn. Tuy nhiên không có thương vụ lớn nhất nào trong khu vực được vào bảng xếp hạng thương vụ lớn nhất của thế giới. Giá trị các thương vụ vẫn còn quá nhỏ để được đưa vào danh sách các thương vụ lớn nhất của thế giới. Hầu hết các thương vụ có sự tham gia của các công ty từ Australia hoặc Trung Quốc.

38

Bảng 1.2: Tốp 10 thương vụ M&A khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2011

1.2). Nhìn chung, có thể kỳ vọng các công ty từ các quốc gia phát triển sẽ tiếp tục cân nhắc và lựa chọn kỹ cho các thương vụ tại các quốc gia mới nổi. Các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Các công ty Nhật Bản cũng đã bắt đầu hiểu và sử dụng công cụ M&A nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu so với những năm trước đây.

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp hỗ trợ hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w