Hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp hỗ trợ hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 44)

1.4.2.1. Khái quát hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới

Hiện nay, việc mua lại - sáp nhập các ngân hàng là hiện tượng phổ biến ở các nước mà điển hình nhất là hệ thống ngân hàng Mỹ. Làn sóng M&A ngân hàng đã tạo nên diện mạo sâu sắc trong ngành tài chính ngân hàng ở Mỹ. Sau gần 30 năm từ năm 1980 đến năm 2004 số ngân hàng dạng công ty mẹ và công ty cầm cố đã giảm một nửa từ 16.000 ngân hàng còn khoảng 8.000 ngân hàng, tuy số lượng ngân hàng ít đi nhưng tổng tài sản của các ngân hàng tăng nhanh và là các ngân hàng “khỏe

39

mạnh” trong các vụ sáp nhập. Trong ba thập kỷ gần đây các thương vụ M&A đã tạo ra những tập đoàn tài chính ngân hàng khổng lồ trong bối cảnh nền tài chính Mỹ có những giai đoạn thăng trầm với nhiều cuộc khủng hoảng và tăng trưởng tài chính. Năm 2007, tại khu vực châu Mỹ đã thực hiện thành công 11.601 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 1.980 tỷ USD, tăng 27,2% so với năm 2006. Hiện tại, 10 ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ kiểm soát 49% tổng giá trị tài sản của ngành ngân hàng trong nước, so với mức 29% cách đây 10 năm. Từ đầu năm 2009 đến đến tháng 6 năm 2009, đã có 37 ngân hàng buộc phải đóng cửa và phải bán tài sản của mình so với 25 ngân hàng bị đóng cửa trong năm 2008. Tính đến hết quý 1 năm 2009, FDIC đã đưa trên 300 ngân hàng Hoa Kỳ vào diện “có vấn đề” so với 252 ngân hàng vào quý 4 năm 2008 - cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2008 và cao nhất trong 15 năm. Trong năm 2009, vụ sụp đổ lớn nhất là ngân hàng Bank United được giải quyết theo hình thức bán cho các nhà đầu tư tư nhân và vẫn hoạt động với tên gọi cũ.

Hoạt động M&A đã hiện diện trong nền kinh tế thị trường ở Châu Âu từ rất sớm và nhanh chóng lan sang ngành tài chính ngân hàng trong thời gian gần đây với quy mô ngày càng lớn, hình thành nên những tập đoàn tài chính ngân hàng khổng lồ. Trong top 70 tập đoàn kinh tế lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn có tới 21 tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu chiếm 30%, điều này cho thấy các tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu khá nhiều và không ngừng phát triển như là một đối trọng với tập đoàn tài chính ngân hàng tại Mỹ. Năm 2007, tại khu vực châu Âu đã thực hiện thành công 9.936 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 1.301 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2006.

Làn sóng M&A trong lĩnh vực tài chính tại khu vực châu Á bắt đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng này các ngân hàng thúc đẩy việc M&A để nhanh chóng tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cắt giảm chi phí để phục hồi nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. Năm 2007, tại khu vực châu Á đã thực hiện thành công 6.821 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 466 tỷ USD, tăng 35,4 % so với năm 2006. Hiện nay, tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát khỏi sự kiểm soát của nhà nước bằng cách bán cổ phần cho người nước ngoài và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, năm 2009, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản đã mua lại 11 ngân hàng cũ và hiện đang sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng này. Từ năm 2009 Nhật đã đánh bại Trung Quốc và giành

lại ngôi vị quốc gia năng động nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Tại các quốc gia đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc sáp nhập các ngân hàng ở các nước này chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997.

1.4.2.2. Một số thương vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới Hoạt động M&A liên quan đến Tập đoàn Citigroup

Tập đoàn Citigroup của Mỹ là sự hợp nhất của hai tổ chức riêng lẻ, đó là Citicorp và Travelers Insurance. Citigroup là một tập đoàn ngân hàng đa quốc gia hoạt động ở gần 100 quốc gia. Travelers là một tổ chức hợp nhất bởi nhiều công ty khác nhau, bắt đầu từ tín dụng thương mại đến hỗ trợ tiêu dùng, môi giới và bảo hiểm.

Tập đoàn Citigroup ra đời gắn liền với quá trình hình thành tập đoàn Citigroup. Citigroup là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank.

Quá trình diễn ra các hoạt động M & A tại tập đoàn Citigroup:

Những năm đầu của thế kỷ 20, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại London, năm 1902 và tại Buenos Arres, năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ, phục vụ khách hàng cá nhân và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Những năm 1920- 1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh, đạt 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài.

Năm 1968, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp ngân hàng lớn với tên gọi First National City Bank sau đó cấu trúc lại để trở thành một công ty mẹ (Holding Company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đổi tên là Citigroup vào năm 1974), cung cấp dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ là chủ yếu.

Năm 1977, Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu máy rút tiền tự động (ATM) với hơn 500 chiếc tại New York và cuối năm 1980, Citibank vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Cũng vào năm 1980, Citibank

41

đã mua được một số tổ chức tài chính ở San Fancisco, Chicago, Miami và Washington DC.

Năm 1998, Citibank sáp nhập với hãng Travelers Group, một công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn ngân hàng - tài chính hàng đầu thế giới, tập đoàn Citigroup ngày nay.

Citigroup Inc. là một công ty mẹ cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng toàn cầu với các hoạt động kinh doanh cung cấp một mạng lưới dịch vụ rộng khắp cho người tiêu dùng và các công ty. Citigroup có hơn 200 triệu tài khoản khách hàng và kinh doanh trên hơm 100 quốc gia. Citigroup được ra đời theo luật công ty mẹ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng năm 1956 và chịu sự giám sát của Ban Thống đốc Hệ thống dự trữ Liên bang (FRB). Một số chi nhánh của công ty chịu sự giám sát của các chính quyền bang tương ứng. Citigroup có các nhóm hoạt động kinh doanh chính: nhóm tiêu dùng toàn cầu, nhóm quản lý tài sản toàn cầu, nhóm các dịch vụ ngân hàng về đầu tư và cho vay doanh nghiệp, nhóm mua bán nợ và bất động sản. Trong đó, nhóm tiêu dùng toàn cầu thường chiếm tỷ trọng chi phối và thị trường tại Mỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu và lớn nhất.

Tập đoàn International Netherlands Group (ING)

ING được thành lập năm 1991 thông qua sát nhập hai công ty Hà Lan là Nationale- Nerderlanden và NMB Postbank Group. ING là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Hà Lan. Trong vòng 15 năm, ING đã trở thành tập đoàn đa quốc gia có hoạt động rất đa dạng trong lĩnh vực tài chính.

Ý tưởng ra đời ING bắt đầu từ năm 1990 khi quy định hạn chế pháp lý về sáp nhập ngân hàng và công ty bảo hiểm được dỡ bỏ tại Hà Lan. Sự thay đổi về môi trường pháp lý này đã cho phép công ty bảo hiểm Nationale- Nederlanden và ngân hàng NMB Postbank Groep tiếp xúc và đàm phán. Kết quả của tuyên bố sáp nhập vào năm 1991 là International Netherlands Group- ING.

Kể từ đó, ING nhanh chóng phát triển và trở thành tập đoàn đa quốc gia và vươn tới mục tiêu này thông qua kết hợp mở rộng cơ cấu hoạt động đi kèm với hàng loạt các thương vụ thâu tóm lớn bằng cách mua và cả bán lại các công ty đã mua. Thương vụ thâu tóm đầu tiên được ING thực hiện năm 1995 (4 năm sau khi ING thành lập), ING mua lại Barings Bank. Thương vụ này ngay lập tức gia tăng sự hiện diện của thương hiệu ING trên toàn thế giới và củng cố hoạt động ngân hàng bán

buôn của ING tại các thị trường mới nổi. Một số hoạt động của Baring được tích hợp vào các bộ phận kinh doanh của ING, Các bộ phận khác bị đóng cửa hoặc bán lại. Năm 1999, ING thâu tóm BHF- Bank (Đức), Ngân hàng thương mại này có trụ sở chính tại Frankffurt này sau đó bị bán lại năm 2004...

ING cũng hết sức năng động tại nhiều khu vùng lãnh thổ khác nhau. Năm 2001, ING nắm phần kiểm soát lớn tại ngân hàng Ba Lan Bank Slaski cũng như công ty bảo hiểm Mexico Seguros Comercial América. Ngoài ra, ING còn tham gia một số tổ chức tài chính như Pacific Antai Life Insurance và China Merchants Fund Management. Quan hệ đối tác cũng được thiết lập giữa ING và Bank of Beijing. Quan hệ này củng cố tích cực cho hoạt động của ING tại các quốc gia đang phát triển châu Á, thị trường mà ING đã nhiều năm hiện diện.

Một điều đáng chú ý là ING cũng đã bị một tổ chức khác tìm cách thâu tóm, ABN AMRO đã mua lại toàn bộ cơ sở kinh doanh của ING Barings tại Mỹ. Các cơ sở kinh doanh môi giới, tài chính doanh nghiệp, cổ phần địa phương, giao dịch tương lai và quyền chọn của ING Barings tại Nam Mỹ cũng bị ABN AMRO mua lại.

Sáp nhập giữa hai ABN AMRO N.V (Hà Lan) và Barclays PLC (Anh)

Ngày 23/4/2007, hai ngân hàng châu Âu là ABN Amro N.oV của Hà Lan và Barclays PLC của Anh đã thông báo chính thức đồng ý sáp nhập với nhau, qua đó hoàn tất vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Barclays sẽ mua mỗi cổ phiếu hiện tại của ABN với giá 49,25 USD, thấp hơn chút ít so với giá đóng cửa cuối tuần trước đó, mức 49,38 USD. Thương vụ này trị giá 91,16 tỷ USD, số tiền lớn nhất trong lịch sử sáp nhập ngân hàng trên thế giới.

Lãnh đạo 2 ngân hàng cho biết, vụ sáp nhập sẽ giúp ngân hàng mới tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao gấp đôi GDP hiện tại của thế giới, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh mạnh, phục vụ khách hàng tốt hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông của mỗi bên.

Ngân hàng mới sẽ có trụ sở ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan, tiếp tục phục vụ khoảng hơn 47 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Giám đốc điều hành của Barclays là John Varley sẽ đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành của ngân hàng mới. Bob Diamond, trưởng bộ phận đầu tư tại Barclays, sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch. Tập đoàn Ngân hàng mới này đặt mục tiêu sẽ tiết kiệm được 3,5 tỷ Euro (4,8 tỷ USD) chi phí hàng năm vào năm 2010.

43

Một phần của tài liệu 0098 giải pháp hỗ trợ hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực NH tại việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w