Vai trò của CoreBanking

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Vai trò của CoreBanking

Thứ nhất, và cũng là quan trọng nhất, đó là Core Banking đã thực sự

làm thay đổi nhận thức của các nhân viên ngân hàng cũng như khách hàng về dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Sự tập trung dữ liệu hóa và chất lượng của các sản phẩm được cung cấp làm mất đi khái niệm “khách hàng của chi nhánh ngân hàng” mà thay vào đó là “khách hàng của hệ thống ngân hàng”. Core Banking hiện đại khiến cho khách hàng có một cái nhìn chung đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thay vì đối với từng chi nhánh như trước đây. Đối với khách hàng, cả hệ thống ngân hàng sẽ là một chủ thể thống nhất, mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng sẽ được đơn giản hóa thành khách hàng - ngân hàng, thay vì khách hàng - nhân viên ngân hàng - chi nhánh ngân hàng - trụ sở ngân hàng. Với vai trò này trước đây khách hàng trong cùng hệ thống nhưng khác chi nhánh muốn thanh toán với nhau phải thông qua một hệ thống chuyển tiền nội bộ, hệ thống chuyển tiền này tách rời độc lập với hệ thống kế toán khách hàng. Với hệ thống Core Banking toàn bộ tài khoản của khách hàng của tất cả các chi nhánh đã tập trung tại Hội sở chính nên chỉ cần thực hiện hạch toán tài khoản trực tiếp như trong cùng một chi nhánh trước đây.

Thứ hai, Core Banking giúp ngân hàng dễ dàng nâng cấp hệ thống công

nghệ thông tin bằng cách thay đổi các module nghiệp vụ ngân hàng hoặc theo giải pháp phần mềm. Tính linh hoạt của hệ thống giải pháp hiện đại đã thực sự

giải quyết được nỗi lo của các ngân hàng về vấn đề rủi ro công nghệ. Các ngân hàng có thể dễ dàng triển khai thêm các dịch vụ, sản phẩm mới bằng cách thêm

vào các định nghĩa tham số để tạo sản phẩm mới thay vì sửa thẳng vào code chương trình, và nhiều chức năng tùy thuộc theo loại hệ thống Core Banking cũng như sự điều chỉnh của ngân hàng triển khai. Điều này giúp các ngân hàng có thể rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới, cũng như thời gian để đưa sản phẩm mới tới tay người tiêu dùng.

Thứ ba, các hệ thống Core Banking giúp ngân hàng cung cấp sản phẩm

và dịch vụ một cách liên tục và thống nhất. Điều này có được nhờ hai điểm: thứ nhất, các hệ thống Core Banking có thể hoạt động liên tục 24/7 để cung cấp dịch vụ tới khách hàng; thứ hai, sự phát triển của các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng như máy ATM, POS, Internet Banking, SMS Banking hay Mobile Banking cho phép khách hàng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Các ngân hàng nhỏ, với nhược điểm là mạng lưới chi nhánh cục bộ, nhỏ lẻ, giờ đã có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng của mình nhờ những kênh phân phối mới, hiện đại và tiện ích hơn so với các kênh phân phối cồng kềnh trước đây. Bên cạnh đó, việc ứng dụng Core Banking còn mang một ý nghĩa to lớn với các ngân hàng, đó là giảm rủi ro quá tải trong hệ thống giao dịch như trước đây. Ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí hoạt động nhờ việc giao dịch của khách hàng được kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin cốt lõi được đặt tại trung tâm tập trung hóa dữ liệu (Data center) của ngân hàng, thay vì phải tổng hợp các giao dịch tại cấp chi nhánh vào cuối phiên giao dịch hoặc ngày giao dịch và gửi về trung tâm như trước đây.

Thứ tư, Core Banking giúp các ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn nhờ

việc quản trị tốt hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng. Các giao dịch của khách hàng được tập trung xử lý một nơi, theo một quy trình hệ thống chặt chẽ nên rất khỏ xảy ra sai sót, và nếu sai sót xảy ra thì cũng dễ dàng phát hiện.

Điều này rất khác so với khi khách hàng phải giao tiếp trực tiếp với nhân viên và quá trình giao dịch sẽ được ghi chép lại trên giấy tờ và sổ sách thực. Khi kết thúc phiên hoặc ngày giao dịch, nhân viên sẽ gửi những số liệu đã xử lý cuối ngày về chi nhánh cao hơn, và sau đó sẽ được gửi đến trung tâm xử lý cao nhất của ngân hàng. Chính vì qua quá nhiều khâu như vậy nên rủi ro sẽ rất lớn, và nếu sai sót trong bất cứ khâu nào thì cũng khó để phát hiện. Thậm chí ngay cả khi phát hiện được thì quy trình xử lý cũng rất phức tạp vì phải thay đổi trực tiếp trên giấy tờ, sổ sách thực.

Thứ năm, nhờ hệ thống Core Banking mà các ngân hàng sẽ có cơ sở

quản trị tốt hơn mối quan hệ với khách hàng. Chính sự quản trị tốt mối quan hệ với khách hàng sẽ đem lại cho các ngân hàng rất nhiều thuận lợi, ví dụ như lấy ý kiến trực tiếp của khách hàng về dịch vụ cung cấp, từ đó có thể đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hoặc những chiến dịch chăm sóc khách hàng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, điều lớn nhất mà các ngân hàng hướng tới là khi có được một hệ thống thông tin hoàn chỉnh và tập trung về khách hàng và các giao dịch của họ thì sẽ dễ dàng tổng hợp, tiến hàng phân tích thống kê để đưa ra các chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với nhu cầu khách hàng trên toàn bộ hệ thống. Các dịch vụ ngân hàng sẽ tiện lợi hơn đối với nhóm khách hàng của ngân hàng, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho ngân hàng, khiến cho các ngân hàng duy trì được vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng.

Thứ sáu, Core Banking với tư cách là một sản phẩm công nghệ hàng

đầu hiện nay cũng mang lại cho ngân hàng khả năng cạnh tranh lớn hơn nhờ việc nâng cao khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng và phong phú, với chất lượng cao hơn, mức độ tiện ích lớn hơn và chi phí thấp hơn. Nhưng ngoài ra, Core Banking còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w