Đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối điện

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối điện

điện tử

Kênh phân phối đóng vai trò như những tiện ích thể hiện ra ngoài đối với các khách hàng, Core Banking đóng vai trò như bộ não của ngân hàng, nhưng kênh phân phối là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, tiện ích mà ngân hàng cung cấp liệu có đến được tay của khách hàng, và có mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn như mong muốn hay không thì lại phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kênh phân phối của ngân hàng.

Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến việc phát triển kênh phân phối. Điều này thể hiện qua số lượng máy ATM còn thấp, hoạt động của các call center còn hạn chế, Internet Banking chưa đóng vai trò như một kênh phân phối đích thực. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải đầu tư hơn nữa cho việc phát triển kênh phân phối. Tùy thuộc vào năng lực tài chính của ngân hàng, có thể thực hiện qua nhiều biện pháp như tự mình xây thêm các máy ATM đa năng mới, xây dựng các call center, phát triển thêm các dịch vụ IB.các ngân hàng cũng có thể liên kết với các ngân hàng lớn, các ngân hàng đã có hệ thống phân phối rộng khắp và được phát triển tốt để có thể phát triển các dịch vụ.

Kinh tế xã hội ngày một phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, do đó những ngân hàng với hệ thống mạng lưới rộng lớn sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.

Trong giai đoạn sắp tới, trung thành với định hướng chiến lược đã đề ra, Techcombank vẫn tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới; lấy mạng lưới làm đòn bẩy để tăng trưởng doanh thu thông qua những giải pháp

căn cơ, có thứ tự ưu tiên hợp lý, phù hợp với tiềm lực hiện có để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động bằng những giải pháp sau:

Một là: Chuẩn hóa toàn diện hệ thống các điểm giao dịch hiện hữu, tạo

sự đồng nhất trong nhận diện thương hiệu của khách hàng để nâng cao tính cạnh tranh.

Hai là: Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát để thành lập thêm điểm giao dịch

mới, đồng thời củng cố hoặc di dời vị trí, địa bàn hoạt động của một số điểm giao dịch hiệu quả chưa cao.

Ba là: Xây dựng hệ thống mạng lưới theo hướng là những đơn vị bán

hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đặc biệt đẩy mạnh quy mô hoạt động tại các phòng giao dịch giống như chi nhánh thu nhỏ, tạo tính chủ động cho các điểm giao dịch trong việc tăng nguồn thu.

Bốn là: Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm duy trì và phát triển hệ

khách hàng dân cư ổn định, xây dựng văn hóa bán hàng và phát triển dịch vụ chuyên nghiệp, thu hút khách hàng đến giao dịch bằng chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ.

Năm là: Không ngừng nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng; khai

thác tối đa ứng dụng cộng nghệ trong công tác quản trị điều hành; xây dựng và phát triển sản phẩm mới, đặc biệt sản phẩm ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại để tạo thêm thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch và nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên.

Sáu là: Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng và

bổ sung kịp thời cho chiến lược phát triển.

Tóm lại, công tác phát triển mạng lưới trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Techcombank không những tạo được nền tảng vững chắc cho giai đoạn tới, mà còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp

cận những sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hỗ trợ mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Sự thành công trong chiến lược phát triển mạng lưới của Techcombank đã khẳng định sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

3.2.3. Tăng cường phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế Core banking

hiện đại

Như chúng ta đã biết có Core Banking hiện đại là cơ hội để phát triển những sản phẩm nổi trội so với các ngân hàng khác trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm như ngân hàng điện tử, thẻ... Đây là các dòng sản phẩm chiếm phần nhỏ chi phí hoạt động nhưng mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Vì vậy để tận dụng hệ thống Core Banking hiện đại Techcombank cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp càng ngày càng nhiều hơn các tiện ích của sản phẩm ngân hàng điện tử đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ví dụ như tăng hạn mức rút tiền tại cây ATM hay là đa dạng hóa các tính năng trên dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bên cạnh đó Techcombank cần có chính sách liên kết với các ngân hàng trên thị trường để hỗ trợ khách hàng một cách tối ưu. Hỗ trợ giao dịch liên ngân hàng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Khách hàng có thể chuyển khoản trên ngân hàng điện tử đến bất kỳ ngân hàng nào, thẻ của Techcombank sẽ được chấp nhận tại bất kỳ máy ATM và POS của hệ thống các ngân hàng Việt Nam cũng như thế giới.

Ngoài ra Techcombank cần đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng khi sử dụng các dòng sản phẩm này để thu hút số lượng khách hàng lớn. Ví dụ như miễn phí rút tiền mặt tại ATM, miễn phí sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Khách hàng sẽ được trải nghiệm một dịch vụ tiện nghi, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Như vậy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp Techcombank không những tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường liên ngân hàng, đây là kết quả của việc tận dụng tối đa và hiệu quả vai trò của Core Banking hiện đại.

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w