Về phía ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Về phía ngân hàng nhà nước

3.3.1.1. Cải cách hành lang pháp lý trong lĩnh vực hiện đại hóa Ngân

hàng

Để phát triển công nghệ thông tin ngân hàng, có 4 nội dung cốt lõi: (i) Hoạch định hướng đi, lựa chọn công nghệ, (ii) Đầu tư phát triển phần mềm, phần cứng; (iii) Đầu tư cho phần mềm và nghiên cứu khoa học; (iv) Ban hành cơ sở pháp lý.

Việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ ngân hàng, thanh toán liên ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại điện tử, vấn đề bảo mật, an ninh, an toàn các hệ thống thông tin trong ngành ngân hàng cũng chính là tiền đề và là cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ mới phát triển. Đến nay, ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động ngân hàng đã được thực hiện rất rộng lớn, hơn 92% các hoạt động trong ngân hàng được ứng dụng công nghệ thông tin, nhưng tùy theo yêu cầu của từng lĩnh vực để có mức độ tác động khác nhau. Ngành ngân hàng ưu tiên phát triển công nghệ thông tin trong thanh toán để phục vụ cho hoạt động ngân hàng, tạo cơ sở hạ tầng để mở rộng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán khá hiện đại so với nhiều hệ thống trên thế giới và khắp các khu vực.Tập trung hóa tài khoản, nói cách khác là ứng dụng giải pháp Core Banking là yếu tố quyết định làm thay đổi về chất trong hệ thống thanh toán hiện tại. Tuy nhiên, với những mặt còn tồn tại đã trình bày ở trên trong việc mở rộng dịch vụ không phải chỉ là do sự chậm trễ của các ngân hàng. Ngành ngân hàng đang và sẽ tiếp tục phát triển công nghệ thông tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hướng tới một ngân hàng hiện đại, hội nhập, đáp ứng tốt nhất cho nền kinh tế phát triển ổn định, hoạt động ngân hàng bền vững. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta đang thiếu một cơ sở pháp lý để mở rộng ứng dụng và dịch vụ. Luật Giao dịch Điện tử cũng như các văn bản luật khác có ý nghĩa cho toàn xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội. Luật Giao dịch Điện tử đi vào đời sống đã thúc đẩy các hoạt động điện tử nhanh hơn, tích cực hơn.

Trong hoạt động ngân hàng, Luật Giao dịch Điện tử đã tạo điều kiện để mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng phục vụ nhu cầu của toàn xã hội. Tuy nhiên những văn bản dưới luật điều chỉnh các giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng cần được sớm ban hành để các ngân hàng có thể dễ dàng ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, và chỉ khi có đủ các cơ sở pháp lý, các hoạt động ngân hàng nói riêng, các hoạt động điện tử nói chung sẽ an toàn, hiệu quả hơn.

3.3.1.2. NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết mạng điện tử của các NHTM

Một điều không thể phủ nhận là cùng với sự phát triển của hệ thống các NHTM, hệ thống liên kết điện tử giữa các ngân hàng cũng nhanh chóng được xây dựng và đã có nhưng bước tiến đáng kể. Trong đó nổi bật là sự ra đời của hệ thống Banknetvn và Smartlink.Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam. Việc kết nối này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên có khả năng mở rộng mạng lưới dịch vụ của mình với đầu tư hợp lý, tránh được việc đầu tư trùng lặp của các ngân hàng cho hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới các thiết bị đầu cuối trên phạm vi toàn quốc.

Dựa trên nền tảng công nghệ thanh toán điện tử tiên tiến và các dịch vụ đặc thù trong lĩnh vực chuyển mạch các giao dịch thẻ liên ngân hàng, các hoạt động kinh doanh của Banknetvn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ dựa trên thẻ ngân hàng ở Việt Nam, tạo điều kiện cho người dùng thẻ có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Đối với các ngân hàng, dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các ngân hàng thành viên trong việc phát triển thẻ thanh toán theo chiến lược riêng của từng ngân hàng. Các dịch vụ chuyển mạch thẻ do Banknetvn cung cấp không cạnh tranh về lợi ích và phạm vi cung cấp dịch vụ với các ngân hàng thành viên. Đối với người sử dụng thẻ (chủ thẻ) thì việc kết nối và chia sẻ sử dụng mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên sẽ mang lại sự tiện lợi, cho phép chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ trong mạng lưới của Banknetvn. Smartlink là liên minh thẻ Vietcombank, do Vietcombank và 15 NHTM Cổ phần sáng lập, khẳng định sự gắn kết giữa các ngân hàng nhằm

tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết để phát triển và thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ một cách chuyên nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện tại, Smartlink đang vận hành một hệ thống xử lý thông tin với 25 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó 21 ngân hàng đã triển khai kết nối thành

công và hoạt động ổn định với số lượng xử lý trung bình của hệ thống đạt trên 400.000 giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt gần 4 triệu thẻ và được chấp

nhận thanh toán tại hơn 2.500 ATM và trên 15.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam. Việc sáp nhập của hai hệ thống này vào cuối năm 2012 và sắp tới là sự gia nhập của hệ thống VNBC là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực thống nhất và hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử của NHNN. Tuy nhiên với

tính chất phức tạp của một liên minh với hơn 30 thành viên, với nhiệm vụ xử lý

hàng triệu giao dịch điện tử trên một phạm vi toàn quốc thì hệ thống thanh toán

điện tử của nước ta hiện nay vẫn còn chứa đựng nhiều điểm thiếu sót (các trường

hợp ATM hỏng, nuốt thẻ hay biểu phí dịch vụ cao...) gây phiền toái cho khách hàng. Chính vì vậy, NHNN vẫn rất cần có những kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như nguồn nhân lực để hoàn thiện hệ thống này.

3.3.1.3. Hướng dẫn, hỗ trợ các NHTM trong việc ứng dụng khoa học

công nghệ

NHNN có vai trò hỗ trợ các NHTM trong việc phát triển các hoạt động của mình. Việc ứng dụng Core Banking đối với một NHTM ở nước ta hiện

tiếp các ngân hàng trong quá trình triển khai dự án. Các NHTM một mặt rất khó để xây dựng và duy trì một đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của riêng mình, nhưng mặt khác lại có nhu cầu rất lớn về lĩnh vực này. NHNN sẽ phát triển đội ngũ chuyên gia IT đồng thời có kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, hơn thế nữa là những hiểu biết về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nói chung và môi trường hoạt động ngành tài chính ngân hàng nói riêng.

3.3.1.4. Chuẩn hóa hệ thống nghiệp vụ ngân hàng

Chuẩn hóa hệ thống ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các ngân hàng hiện nay. Máy móc, công nghệ càng hiện đại càng cần có những tiêu chuẩn rõ ràng, tinh vi hợp lý vì máy móc dù có hiện đại phức tạp đến thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng không thể sánh với sự linh hoạt của con người. Việc chuẩn hóa nghiệp vụ ngân hàng đối với quá trình hiện đại hóa ngân hàng được ví như việc cơ giới hóa nông nghiệp, phải được thực hiện dựa trên một cơ sở vững chắc. Sẽ rất khó nếu không có một nền tảng chung, thống nhất cho các hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN cần phải đưa ra các quy trình nghiệp vụ ngân hàng chuẩn hóa, từ đó bắt buộc các ngân hàng phải tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc thẩm định dự án.. .Từ đó các NHTM có thể tiến hành các nghiệp vụ một cách chuẩn hóa, tránh tình trạng bất đồng như hiện nay, dẫn tới rất nhiều vấn đề xung đột, bất cập, đặc biệt là khi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kĩ thuật mới.

3.3.2. Kiến nghị đối với đối tác cung cấp phần mềm Core Banking

3.3.2.1. Hỗ trợ ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án. Nhà cung cấp sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo cho các nhân viên ngân hàng theo chức năng của từng bộ phận.

Phía nhà cung cấp phải cung cấp tất cả các khóa học cơ bản theo các chủ đề sau:

- Quản lý và triển khai dự án - Các phòng ban của NH

- Các chức năng nghiệp vụ của hệ thống mới

S Quản lý các rủi ro về tài chính

S Chức năng của các giao dịch chủ yếu trong ngân hàng - Quản lý hệ thống

S Phần cứng và phần mềm hệ thống

S Phần mềm ứng dụng

- Quản trị cơ sở dữ liệu

S Hệ điều hành

S Cơ sở dữ liệu

- Các công việc liên quan đến vận hành hệ thống mới

S Cấu trúc hệ thống và mạng

S Kế hoạch kiểm tra hệ thống, lường trước các sự cố có thể xảy ra

S Xử lý các sự cố nghiêm trọng và bảo mật

S Đào tạo về kỹ thuật các cách vận hành và bảo dưỡng hệ thống

S Phía nhà cung cấp phải đảm bảo rằng trong suốt quá trình thực hiện dự án phải truyền đạt đầy đủ kiến thức và bàn giao công nghệ cho phía ngân hàng sao cho hiệu quả nhất. Đây là yêu cầu thiết yếu vì ngân hàng cần phải hoạt động trong suốt quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống trong giai

nhà phát triển phần mềm trong việc tạo dựng, áp dụng và vận hành hệ thống Core Banking, thêm vào đó là chương trình đào tạo từ phía nhà cung cấp cho các bộ phận chuyên biệt, tuy nhiên các ngân hàng cũng chỉ là những định chế tài chính, không thể có được những kiến thức cũng như sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề liên quan đến công nghệ. Vì vậy, trong suốt quá trình vận hành hệ thống Core Banking, các ngân hàng rất cần đến sự trợ giúp từ phía các nhà cung cấp. Trước hết về mặt quy trình bảo dưỡng, các dấu hiệu nhận biết hệ thồng cần được bảo dưỡng. Ngoài ra, các nhà cung ứng phần mềm cũng cần có những kế hoạch kiểm tra, bảo trì hệ thống thường xuyên để duy trì sự ổn định cho hệ thống cũng như kịp thời phát hiện các lỗi tiềm ẩn. Thêm vào đó, việc trực tiếp kiểm tra cũng như nghiên cứu của các nhà cung cấp sẽ cho phép họ có cái nhìn chính xác về tính phù hợp cũng như hiệu quả của hệ thống trong quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng, từ đó có thể đưa ra những lời khuyên và cung cấp thêm các hỗ trợ hay nâng cấp để giúp ngân hàng bắt kịp xu hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.3.2.3. Tích cực nghiên cứu đặc điểm của ngành ngân hàng Việt

Nam nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng đê cải tiến phát triển sản phẩm

Mỗi một quốc gia có những quy chuẩn chuyên ngành khác nhau, môi trường pháp lý khác nhau. Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia có hệ thống pháp lý tương đối khác so với các quốc gia phương Tây - nơi hầu hết các nhà cung cấp phần mêm đặt trụ sở chính. Hệ thống quy chuẩn và nguyên tắc sẽ có sự sai lệch tương đối và phần mềm không thể tương thích. Vì vậy, để có thể cung cấp một phần mềm tương ứng với các ngân hàng Việt Nam, các nhà cung cấp phần mềm phải hiểu sâu về quy trình kế toán, nghiệp vụ của các ngân hàng tại Việt Nam và cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại nước ta để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn và ứng dụng tại Việt Nam.

triển khác nhau. Từ quy mô, nguồn vốn đến cách tổ chức quản lý, địa bàn hoạt động, khách hàng mục tiêu và các loại hình sản phẩm dịch vụ. Một ví dụ điển hình có thể thấy như Vietcombank phát triển chủ lực là các sản phẩm dành cho các khách hàng lớn như các doanh nghiệp, tổ chức lớn...còn Techcombank lại là một điển hình cho một ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhằm tới thị trường là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các tiểu thương với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Chính vì sự khác biệt này, các nhà cung cấp cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi tư vấn cho ngân hàng giải pháp Core Banking phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu chương III, luận văn đã trình bày những định hướng phát triển ứng dụng Core Banking của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như Techcombank nói riêng. Và xác định rõ ứng dụng Core Banking là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các chương trước, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện ứng dụng Core Banking tại Techcombank. Đồng thời cũng có những đề xuất kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho các giải pháp được triển khai và triển khai hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, có thể khẳng định tầm quan trọng của nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mọi ngành nghề trong nền kinh tế. Với một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, những năm qua, ngành Ngân hàng cũng đã có rất nhiều tiến bộ về mọi mặt, đặc biệt là về mặt công nghệ thông tin mà trong đó, hệ thống Core Banking được coi là hạt nhân đầu tiên và đóng vai trò quan trọng chủ chốt.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống Core Banking đã trở thành một khái niệm không quá xa lạ đối với ngành Ngân hàng. Tuy vậy, với mong muốn đưa ra một cái nhìn thực sự chân thực và chi tiết hơn về quá trình xây dựng và ứng dụng một phần mềm Core Banking tại một NHTM, luận văn đã tập trung vào nghiên cứu những đặc điểm của phần mềm Core Banking T24 của nhà cung cấp Temenos, kinh nghiệm của một số NHTM trong việc triển khai hệ thống Core Banking và phân tích đánh giá quá trình thực hiện dự án triển khai hệ thống này tại Techcombank triển khai từ cuối năm 2001. Để chỉ ra những thành tựu mà Techcombank đã đạt được kể từ khi triển khai thành công hệ thống mới cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình này, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng ứng Core Banking tại Techcombank nói riêng và các NHTM nói chung.

Đây là một vấn đề khó, với năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dạy của các thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Thị Thu Ba (2012), “Core Banking- hạt nhân hệ thống công

nghệ thông tin ngân hàng”, tạp chí kinh tế tài chính ngân hàng - Đại

học

kinh tế luật, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Bình (2009), “Tăng cường khai thác Core Banking nhằm

Một phần của tài liệu 0055 giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w