6. Kết cấu của luận văn
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ỨNG DỤNG CORE
BANKING
Việc thay đổi công nghệ, một mặt sẽ mang lại cho ngân hàng những lợi thế cạnh tranh rất lớn, mặt khác cũng mang lại những rủi ro tiềm tàng không hề nhỏ. Công nghệ ngân hàng hiện nay được đánh giá là chiếc chìa khóa thành công của các ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng theo chuẩn hiện đại với sự phát triển linh hoạt, tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng với thời gian cũng như chi phí là thấp nhất. Xu hướng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động ngân hàng, mà đầu tiên phải kể đến là việc ứng dụng Core Banking đã mở ra cho các ngân hàng một hướng đi mới để cạnh tranh và phát triển.
Tuy nhiên, việc ứng dụng Core Banking luôn đi kèm với nó là những khó khăn và rủi ro mà các ngân hàng cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng. Việc xác định rõ những yếu tố cần thiết để triển khai một hệ thống Core Banking là vô cùng cần thiết, bởi lẽ đối với hệ thống ngân hàng thì bất cứ một sai sót nào trong quá trình triển khai cũng sẽ quyết định tới sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Những yêu cầu cần xác định trước là: vốn, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
1.2.1. Sự phát triển kinh tế xã hội
Sự phát triển của kinh tế xã hội là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc các ngân hàng thương mại ứng dụng Core Banking.
Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu về khối lượng giao dịch, sản phẩm dịch vụ của người dân, doanh nghiệp đối với ngân hàng ngày càng lớn. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về tốc độ xử lý, thuận tiện trong giao dịch thì việc áp dụng Core Banking là yêu cầu bức thiết để các ngân hàng giải quyết một khối lượng công việc lớn và tạo lợi thế lớn trong việc cạnh tranh. Với nền tảng công nghệ của Core Banking sẽ tạo ra những
bước chuyển biến rất lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, thể hiện sức mạnh công nghệ của ngân hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa kênh dịch vụ.
Ngoài ra, sự phát triển của kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy khoa học công nghệ
phát triển. Hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhiều công ty trên thế giới cung cấp hệ phần mềm ứng dụng đa dạng với tính năng ngày càng được cải tiến. Điều này khiến cho các ngân hàng đang được tiếp cận
gần hơn với nhiều phần mềm, chương trình mới để mang lại hiệu quả cao trong
việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến
hiện đại, bảo mật thông tin và tiết kiệm chi phí hoạt động giúp khách hàng tận hưởng nhiều tiện ích vượt trội trong giao dịch.
1.2.2. Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng
Các ngân hàng dựa trên thế mạnh của chính mình để xây dựng chiến lược kinh doanh riêng. Mỗi một ngân hàng đều có những chiến lược kinh doanh riêng, đó là các ngân hàng có thể định hướng phát triển mảng bán buôn hoặc bán lẻ để từ đó phát triển và ứng dụng Core Banking phù hợp với ngân hàng mình. Đặc biệt các ngân hàng cũng có thể thay đổi chiến lược kinh doanh trước đó của mình nhằm đáp ứng phù hợp hơn với yêu cầu thị trưởng. Tại Việt Nam hiện nay, thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất hấp dẫn và đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết, một số ngân hàng trước đây tập trung mảng ngân hàng bán buôn thì nay lại mở rộng mảng bán lẻ, tung ra nhiều sản phẩm mới phục vụ khách hàng thể nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Chính vì vậy hệ thống Core Banking của mỗi ngân hàng lại phải phát triển và nâng cấp thêm nhiều ứng dụng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách
có thể khác nhau nhưng đều là một khoản chi phí khá lớn so với ngân hàng. Số lượng các ngân hàng lớn, có tổng tài sản hơn 400 tỷ USD, ngân sách đầu tư cho Core banking có thể lên đến 250 triệu USD, và đối với một ngân hàng nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 100 tỷ USD thì chi phí thực hiện ít nhất cũng lên đến 10 triệu USD. Các khoản chi phí này bao gồm chi phí cho bản quyền phần mềm lõi Core Banking, chi phí tư vấn thiết kế và cài đặt, chi phí vận hành, chi phí đào tạo đội ngũ nhân lực cho việc chuyển giao công nghệ và sử dụng công nghệ. Vì vậy, mỗi ngân hàng khi quyết định đầu tư triển khai hệ thống Core Banking mới đều phải cân nhắc kỹ về khả năng tài chính của mình để thực hiện dự án.
Thông thường, một dự án triển khai Core Banking sẽ tiêu tốn khoảng 7- 8 triệu USD cho bản quyền phần mềm, tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm đó và một khoản tương đương cho chi phí tư vấn thiết kế hoặc cài đặt hệ thống, chi phí cho phần cứng là chi phí cho máy móc, thiết bị gấp 1,5-5 lần chi phí phần mềm, cộng với chi phí về nhân lực và chi phí khác cũng rất lớn. Điều này cho thấy, để có thể ứng dụng được công nghệ hiện đại đòi hỏi ngân hàng phải có một trình độ phát triển nhất định, nguồn vốn nhất định và cũng có thể thấy bên cạnh đó ngân hàng cần phải có một mạng lưới khách hàng, mạng lưới chi nhánh tương ứng.
1.2.4. Nguồn nhân lực
Core Banking là một phần mềm rất hữu ích đối với ngân hàng. Tuy nhiên nó được xây dựng trên cơ sở kiến trúc công nghệ vô cùng phức tạp, vì vậy, đội ngũ chuyên gia nhận chuyển giao của ngân hàng cũng cần phải có trình độ hiểu biết nhất định về Core Banking để có thể thực sự làm chủ và vận hành được hệ thống.
Đối với nhân viên vận hành hệ thống, với vai trò như những người sử dụng cuối cùng (end-user) của hệ thống có trách nhiệm trực tiếp nhập thông
tin khách hàng và giao dịch vào hệ thống lõi. Chỉ một sai sót của họ có thể kéo theo hàng loạt sai lầm khác và dẫn đến hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, để ứng dụng Core Banking một cách hiệu quả thì đội ngũ nhân viên cần phải được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Chi phí đào tạo cho đội ngũ nhân viên này được các ngân hàng đặc biệt đầu tư trong quá trình thực hiện nâng cấp Core Banking.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ quốc gia: Ngành viễn thông cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc phát triển công nghệ ngân hàng, cơ bản là các đường truyền hữu tuyến, hoặc các đường truyền leased line phục vụ truyền tải thông tin giữa các ngân hàng.
Nếu không có các đường truyền này thì ngân hàng sẽ không thể tiến hành các hoạt động của mình một cách bình thường dù hệ thống Core Banking ứng dụng có mạnh đến đâu chăng nữa.
Tuy nhiên, yếu tố về cơ sở hạ tầng này lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng. Cơ sở hạ tầng phát triển công nghệ thông tin nằm trong tay các công ty Viễn thông. Vì vậy, các ngân hàng cần có chiến lược liên kết với các công ty viễn thông này để đảm bảo việc truyền tải thông tin, bảo mật với chi phí thấp khi xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống Core Banking.
Kỹ thuật công nghệ đối với mỗi ngân hàng thương mại: Đối với mỗi ngân hàng thương mại, nếu được đầu tư hệ thống kỹ thuật công nghệ hiện đại thì sử dụng khai thác hiệu quả hơn cho hiện tại và phát triển các dịch vụ trong tương lai. Do vậy,việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật để đầu tư hết sức quan trọng sao cho phù hợp với điều kiện vốn đầu tư và kỹ thuật tiên tiến hiện đại, dễ nâng cấp, thay thế và liên kết với các hệ thống khác.
1.3. ỨNG DỤNG CORE BANKING TẠI MỘT SỐ NHTM VÀ
BÀI HỌC
KINH NGHIỆM RÚT RA
1.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng Core Banking tại BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV) được thành lập vào năm 1957, đây là một trong số những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam. BIDV thuộc một trong bốn NHTM lớn nhất trong nước, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả.
Năm 2003, BIDV triển khai thành công corebanking mới (SIBS) với 10 hệ nghiệp vụ đã mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV theo mô hình ngân hàng thương mại. Hệ thống corebanking mới cho phép cung cấp hàng trăm sản phẩm dịch vụ tiện ích tại nhiều kênh phân phối, quản lý hoạt động tập trung tại hội sở chính... là tiền đề căn bản trong kiểm soát rủi ro hoạt động của BIDV.
Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến nay: Trên cơ sở hệ thống corebanking hiện đại, tập trung cơ sở dữ liệu, các chương trình, hệ thống thanh toán của BIDV lần lượt được phát triển mạnh mẽ. Có thể kể qua một số chương trình cung cấp sản phẩm thanh toán được đánh giá cao trên thị trường như: Thanh toán song phương, thanh toán đa phương, Homebanking, BIDV@securties...; nhiều chương trình hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tác nghiệp do tính tự động xử lý cao như Gateway, IQS, IMAP, Swift Editor, RM Filer. Năm 2013 BIDV và Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) tổ chức Lễ khởi động triển khai Dự án “Tư vấn đánh giá chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và core banking tại BIDV”.
Theo đó, PwC sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống CNTT của BIDV trong việc đáp ứng chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai cũng như các yêu cầu từ Ban quản trị. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng của hệ thống, xu hướng phát triển, các ứng dụng CNTT trong ngành tài chính và
ngân hàng trên thế giới, PwC sẽ phối hợp với BIDV xây dựng những mục tiêu, chiến lược, lộ trình và kế hoạch triển khai đúng đắn cho công tác chuyển đổi hệ thống CNTT tại ngân hàng.
Mục tiêu của BIDV trong dự án này nhằm chuyển đổi, nâng cấp toàn bộ hệ thống CNTT và core banking của BIDV một cách bài bản, toàn diện; Cho phép BIDV quản lý hoạt động, nghiệp vụ phức tạp hơn và quản trị rủi ro tốt hơn; Chuẩn hóa hoạt động của ngân hàng tại các địa bàn khác nhau (cả phạm vi tỉnh, vùng miền, và quốc gia); Chuẩn hóa và kiểm soát tốt hơn các quy trình kinh doanh; Đáp ứng một cách hiệu quả hơn các yêu cầu và quy định tuân thủ từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài chính, NHNN. Đồng thời, các mục tiêu hỗ trợ quan trọng khác cũng được đề ra, bao gồm: Triển khai các chiến lược tăng trưởng một cách hiệu quả hơn; Gia tăng tốc độ tiếp cận, phát triển, khai thác thị trường; Tăng năng suất lao động; Tăng lợi nhuận biên.
Và gần đây nhất, tháng 08/2017 BIDV đã tổ chức đấu thầu dự án “Chuyển đổi core banking tại BIDV”. Đây là một hành động chứng minh thêm cho sự tập trung vào công nghệ của BIDV, phù hợp với xu hướng ứng dụng core banking, công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng và phát triển tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, song song với việc đầu tư vào công nghệ thông tin ngân hàng thì BIDV cũng chú trọng đầu tư tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm. Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, đến ngày 25/11/2015, BIDV đã có 180 chi nhánh và 798 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện
thương mại tại 06 quốc gia - vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan.
Ngoài ra, BIDV không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên...
Lãnh đạo BIDV xác định rằng trong thời gian tới, BIDV sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt tập trung chuyển đổi hệ thống ngân hàng cốt lõi nhằm hướng tới một ngân hàng đứng đầu Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á về mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động, đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.
1.3.2. Kinh nghiêm ứng dụng Core Banking tại VP Bank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/08/1993, sau gần 24 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên đến 215 điểm giao dịch với đội ngũ trên 18,000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I 2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 10.765 tỷ đồng.
Hòa vào xu hướng ứng dụng Core Banking vào hoạt động ngân hàng, năm 2006, VP Bank đã quyết định đầu tư mua phần mềm hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ. Đến năm 2008, VPBank đã triển khai T24 trên toàn hệ thống, ngân hàng đã đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống máy móc cũng như đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp để có thể vận
KINHDOANHttyddng) __________________________
Tõng tái sán 102.673 121.264 163.241 193.876 226.77
1
Võn chú sò hũu 6.709 7.727 6.980 13.3
69 17.176
hành tốt hệ thống core banking tốt nhất và mang lại hiệu quả nhất. Sau 6 tháng chính thức triển khai Core Banking mới, VPBank đã có thêm 45 chi nhánh mới, tích hợp kết nối thành công với hệ thống phần mềm quản lý sàn vàng, với hệ thống phần mềm quản lý giao dịch chứng khoán. Ngân hàng đã phát triển rất nhanh thêm một loạt các sản phẩm huy động tiền gửi mới có tính cạnh tranh cao, thêm kênh dịch vụ SMS và tiến tới sẽ là một loạt các kênh dịch vụ mới như Internet Banking, Mobi Banking... Với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, áp dụng Core Banking T24 cũng đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn, với hoạt động thanh toán quốc tế, quy trình xử lý giao dịch sau khi triển khai Core Banking T24 được chuyển đổi từ phân tán sang tập trung. Quyết định này hoàn toàn phù hợp với xu thế quản lý chung của ngân hàng hiện đại cho phép bán sản phẩm rộng khắp trên toàn hệ thống, chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh toán tại một nơi. Kết quả là, đến hết quý II/2008, tổng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của VPBank tăng 98% so với cùng kỳ năm 2007. Dự kiến, doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2008 sẽ đạt tối thiểu 200% so với năm 2007. VPBank cũng khẳng định thế mạnh của ngân hàng bán lẻ thông qua quyết định đầu tư 1.000 ATM trên cả nước trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2007 - 2010 (hiện đã lắp đặt được gần 300 máy). Nếu thực hiện được theo đúng kế hoạch này, VPBank sẽ là ngân hàng có số lượng máy ATM lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng, sau Vietcombank.
Và đặc biệt trong những năm gần đây, VPBank càng thể hiện sức mạnh của mình một cách rõ rệt trên thị trường tài chính ngân hàng. Với sự đầu tư nâng cấp hệ thống Core Banking hàng năm hiện nay VPBank đang sử dụng phiên bản mới nhất R16 của T24. VP Bank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong