6. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Xây dựng và phát triển kế hoạch bảo hành bảo dưỡng hệ thống
Banking, nâng cấp lên các phiên bản mới T24 và các ứng dụng khác: các yêu cầu hoàn thiện quy trình, tinh giảm các bước nhập liệu và bổ sung các yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ngày càng an toàn hiệu quả được thực hiện trong suốt quá trình ứng dụng.
3.2.6. Xây dựng và phát triển kế hoạch bảo hành bảo dưỡng hệthống thống
Core Banking hiệu quả
Khi mới vận hành hệ thống, ngân hàng thường có tâm lý chủ quan, nhưng ngay cả lúc này vẫn có thể có sự cố xảy ra và cần phải thay đổi, sửa
chữa. Sai sót lúc này cần được cả nhà cung cấp cũng như đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của ngân hàng hợp tác khắc phục.
Trong quá trình triển khai ứng dụng Core Banking, các ngân hàng cũng cần chuẩn bị những kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng hệ thống hợp lý. Điều này các
nhà chiến lược của các ngân hàng cần có những tính toán từ trước và có những thỏa thuận về vấn đề bảo hành, bảo dưỡng với các nhà cung cấp. Một trong những điều kiện quan trọng để lựa chọn một giải pháp Core Banking cũng như nhà cung cấp là quá trình hỗ trợ bảo dưỡng hệ thống của các nhà cung cấp.
Việc đảm bảo an toàn hệ thống về mặt kỹ thuật đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ thống. Khi càng ứng dụng công nghệ hiện đại thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro có khi là sự hỏng hóc vật lý của các thiết bị phần cứng, nhưng đôi khi có thể là rủi ro phá hủy cả hệ thống thông tin do sự xâm nhập của virus, hay là các hacker thâm nhập và lấy trộm thông tin.. .Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng của Bkis (Bkis Security), thống kê cho thấy 100% các hệ thống ngân hàng điện tử tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng an ninh mạng. Các rủi ro này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và cũng có thể gây nên những hậu quả không thể lường trước như sụp đổ cả hệ thống thông tin, rò rỉ thông tin khách hàng, gây tê liệt và thiệt hại lớn về mặt vật chất cũng như uy tín của ngân hàng.
Để phòng ngừa các rủi ro này, ngân hàng phải xây dựng các trung tâm dữ liệu dự phòng, chức năng xử lý bằng hệ thống dự phòng để đảm bảo hệ thống được hoạt động liên tục và thông suốt. Có chính sách phục hồi dựa trên cơ chế sao lưu dữ liệu thường xuyên. Thêm vào đó, việc củng cố các data center cũng là một biện pháp đảm bảo an toàn. Data center là trung tâm lưu trữ và xử lý số liệu tập trung của ngân hàng. Trung tâm dữ liệu này sẽ luôn được cập nhật thông qua những giao dịch với khách hàng như tạo lập tài khoản khách hàng mới, nhận tiền gửi. Chính vì vậy, việc củng cố cả hệ
thống thông tin này nhằm tăng cường tính bảo mật cho các ngân hàng cũng là biện pháp rất hữu hiệu nhằm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn.
Trên thực tế, Techcombank đã có thỏa thuận với nhà cung cấp phần mềm Temenos về việc kiểm tra định kỳ hệ thống T24. Cụ thể, việc kiểm tra kiểm soát được thực hiện hàng ngày bởi các kĩ sư của ngân hàng để đảm bảo duy trì hệ thông hoạt động bình thường và ổn định. Đồng thời, các báo cáo ngày cũng được phòng vận hành Core gửi tới đội ngũ kỹ thuật viên của nhà cung cấp để có thể có những đánh giá kịp thời về hiệu quả hay phát hiện sớm những sai sót có thể xảy ra của hệ thống. 6 tháng 1 lần, phía công ty Temenos sẽ cử chuyên gia đến kiểm tra trực tiếp hệ thống. Đây không chỉ là một phần quan trọng trong việc duy trì tính ổn định của hệ thống mà còn là cơ sở để phát triển các dự án nâng cấp hệ thống của Techcombank.