cơ sở
2.6.1. Những bài học kinh nghiệm
Qua 6 năm tham gia thực hiện QCDC của MTTQ các cấp, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phải tổ chức quán triệt, tập huấn thật sâu sắc các chủ trương của Đảng, NN, của MTTQ cả ở trung ương và địa phương về xây dựng và thực hiện QCDC cho đội ngũ cán bộ làm công tác MT; nhất là với cán bộ MT cơ sở; nhằm nâng cao nhận thức về dân chủ, vừa là mục tiêu, là động lực của cách mạng; vừa là khâu trọng yếu hiện nay, nhằm động viên sức mạnh các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, xây dựng Đảng, CQ, MT và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh. Biện pháp để nâng cao nhận thức là phải biên soạn thành bài giảng đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường Đảng, trường quản lý NN, trường đào tạo, bồi dưỡng của MT và các đoàn thể. Đồng thời phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, chỉ
đạo sát sao, thường xuyên của UBMTTQ cấp trên và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, CQ cùng cấp trong công tác MTTQ tham gia xây dựng và thực hiện QCDC.
Hai là, các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai và thực hiện QC. Để thực hiện các quan điểm của Đảng trong Chỉ thị 30, các quy định trong các QCDC cần phải ban hành rất nhiều văn bản cụ thể thành cơ chế, chính sách, chế độ thì mới biến thành hiện thực đưa vào cuộc sống thực hiện. Do đó, các Ban chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở phải xây dựng danh mục các văn bản cần ban hành ở từng cấp để yêu cầu các cơ quan, tổ chức soạn thảo ban hành. Mặt khác, phải hình thành các chuyên đề nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và lý luận về dân chủ trực tiếp, về điều kiện để thực hiện các khâu của QCDC, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với CQ, MTTQ và các đoàn thể.
Ba là, để dân chủ trực tiếp từng bước được mở rộng đến với các loại hình cơ sở, đến với người dân, thì người đứng đầu CQ, các cơ quan NN, các tổ chức kinh tế phải trực tiếp triển khai thực hiện các điều đã được quy định trong các QCDC ở các khâu công khai - dân chủ - giải quyết và trả lời các kiến nghị của dân như đã nêu ở phần trên, mặt khác phải ban hành đầy đủ các loại quy chế cụ thể trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để thực hiện QCDC. Thực hiện
tiếp dân, đối thoại với dân, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân [57].
Bốn là, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ MT cơ sở đủ mạnh, có tâm huyết và có kiến thức nhất định về pháp luật. Chỉ có như vậy mới có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ của MT nói chung cũng như nhiệm vụ của MTTQ trong việc tham gia thực hiện QCDC nói riêng. Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ MT.
Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của QCDC, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục không làm lướt, làm vội, mà phải kiên trì; nên lấy việc tổ chức những việc làm cụ thể thay thể cho công tác tuyên truyền, phổ biến thông thường. MT các cấp cần thường xuyên bổ sung, củng cố thêm nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN về vấn đề này. Thực tế cho thấy trong các cuộc họp dân, người dân thường quan tâm tới các vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của mình như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng, việc hỗ trợ để phát triển kinh tế gia đình, các chính sách thuế của NN, thu chi các khoản đóng góp của dân... Những cuộc họp như vậy sẽ thu hút đông đảo nhân dân tham gia, còn các cuộc họp khác thì tỷ lệ đạt rất thấp. Vì vậy, ngoài phương pháp vận động truyền thống, MT các cấp, nhất là cấp cơ sở cần lồng ghép các nội dung chương trình có liên quan đến đời sống nhân dân một cách hài hoà sinh động, có sức hấp dẫn hơn vào trong
các cuộc họp; qua đó thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Phải lồng ghép các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong các phong trào, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động:
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư để phát huy QLC trực tiếp của dân và dân chủ đại diện thông qua hoạt động
của MT các cấp [58].
Sáu là, UBMTTQ các cấp cần phải xây dựng các kế hoạch, QC để phối hợp với HĐND và UBND trong việc tham gia thực hiện QCDC sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, trong đó có nêu rõ nhiệm vụ của từng bên. Định kỳ có sơ kết, tổng kết hoạt động phối hợp của UBMTTQ với CQ, để kịp thời rút ra những hạn chế, tồn tại và đề ra những giải pháp thích hợp; có như vậy, công tác MT tham gia thực hiện QCDC mới thu hút được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Bảy là, phải củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban TTND; bởi đây là một công cụ hết sức quan trọng để nhân dân giám sát có hiệu quả việc thực hiện QCDC ở địa phương. Phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban công tác MT ở thôn, làng, ấp, bản. Đặc biệt là phát huy vai trò của Ban công tác MT trong công tác xây dựng cộng đồng dân cư - một nội dung quan trọng của QCDC. Bởi người trực tiếp tham gia thực hiện QCDC ở xã là Ban công tác MT. Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác MT là 3 chủ thể có vai trò rất quan trọng ở
thôn, làng, ấp, bản, khu phố trong việc xây dựng cộng đồng dân cư tự quản.
Tám là, hàng năm căn cứ vào chương trình hành động của MT, Ban Thường trực UBMTTQ các cấp phải chủ động xây dựng nội dung công tác MT tham gia thực hiện QCDC theo Chỉ thị 30/CT của Bộ Chính trị, NĐ 29/CP của Chính phủ (nay là NĐ 79/CP) và các văn bản có liên quan. Xây dựng các QC phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, sơ, tổng kết các chuyên đề.