Việt Nam các cấp trong thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở
QC thực hiện dân chủ ở xã được cả nước đón nhận, thực hiện và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Thực tiễn cuộc sống luôn vận động và biến đổi, QCDC đòi hỏi không ngừng hoàn thiện và phải dựa trên cơ sở những quan điểm mang tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đặt việc phát huy QLC của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế hoạt động tổng thể của HTCT "Đảng lãnh đạo, NN
quản lý, nhân dân làm chủ". Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ thấp các mặt khác, nhưng việc cấp bách là phải đổi mới, kiện toàn HTCT, trước hết là HTCT ở cơ sở trong đó có MTTQVN cấp xã.
Dân chủ và HTCT có mối quan hệ biện chứng, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa mục đích và phương tiện, giữa nguyên
nhân và kết quả. Xét đến cùng, đổi mới HTCT không chỉ là mục đích tự thân mà vì thực hiện dân chủ. Trong " Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH", Đảng ta đã xác định: " Toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCT nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng, là từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN,
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân" [62, tr.19].
HTCT là một chỉnh thể các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp, các đảng chính trị hợp pháp và NN của chủ thể cầm quyền (ở nước ta là Đảng, NN, MT và các tổ chức chính trị - xã hội), cùng quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời. Có thể xem HTCT như là cơ chế chung, tổng thể xác định quyền lực của nhân dân và phương thức thực hiện quyền lực đó. HTCT cũng có thể coi là cơ chế vận hành của nền dân chủ nhằm hướng quyền lực chính trị, tập trung ở quyền lực NN, thuộc về dân. Bởi vậy, đổi mới HTCT, trong đó để Đảng là hạt nhân lãnh đạo, NN thực sự là tổ chức quản lí, nhân dân là người chủ chân chính (trong đó MT và các tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức trực tiếp của nhân dân), vừa là yêu cầu của việc thực hiện QCDC, vừa là yêu cầu của việc xây dựng HTCT thực sự dân chủ, hướng tới việc hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về dân. Như vậy, đổi mới, kiện toàn HTCT là đổi mới, kiện toàn cơ chế chung, tổng thể mang tính thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.
Vấn đề đặt ra là, để giá trị dân chủ có thể hiện thực hoá một cách sinh động trong cuộc sống cần thiết phải có tổng hợp các tiêu chí, điều kiện, biện pháp để hướng dẫn và tổ chức thực hiện dân chủ. Đó là cơ chế dân chủ cụ thể, là những chỉ dẫn hành động sát thực cho các chủ thể, hơn thế nữa, đó còn chính là những điều kiện, hành lang pháp lí cho việc tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho tính năng động, sáng tạo của mỗi chủ thể và ngăn ngừa những sự thái quá, khắc phục tình trạng dân chủ hình thức.
Trong HTCT nước ta, đổi mới, kiện toàn tổ chức MT nhằm mục đích phát huy QLC của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của HTCT "Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ" thì cần phát huy tốt hơn vai trò của MTTQ và đoàn thể nhân dân trong tổ chức, vận động, tập hợp nhân dân thực hiện QCDC ở cơ sở, trong phối hợp với tổ chức Đảng và CQ để thực hiện QC, và trong giám sát việc thực hiện QC.
Trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, MTTQ và đoàn thể nhân dân nhiều nơi đã có vai trò rất quan trọng trong phát huy QLC của nhân dân. Nhiều nơi, MTTQ đã làm tốt công tác phối hợp với CQ để phát huy quyền tự chủ của nhân dân trong thực hiện các dự án nhỏ. Ví dụ như-, khi thực hiện chư-ơng trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội trên 1000 xã đặc biệt khó khăn, những công trình có kỹ thuật không phức tạp, vốn đầu tư- d-ưới 500 triệu đồng đư-ợc thực hiện theo cơ chế dân chủ đặc biệt, phù hợp với khả năng
của cán bộ và đồng bào các dân tộc địa phư-ơng. Đáng chú ý như- ở Tuyên Quang, tỉnh chọn xã là đơn vị dự án, mỗi xã có một ban quản lý dự án. ở các xã thuộc phạm vi Chư-ơng trình 135 đã thành lập ban giám sát do Chủ tịch HĐND làm trư-ởng ban, có các thành viên đại diện MTTQ, đoàn thể, các hộ làm ăn giỏi, các già làng, trư-ởng bản để giám sát quá trình đầu tư- xây dựng các công trình. Đây là một kinh nghiệm tốt.
Trong thời gian tới, cần chú ý mấy vấn đề sau:
a) Nâng cao trách nhiệm của MT và các đoàn thể nhân dân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện QCDC cơ sở.
MT và các đoàn thể nhân dân thúc đẩy việc thực hiện QCDC, phản ánh ý kiến của quần chúng về xây dựng Đảng và CQ, phát giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ; tham gia hoà giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, bày tỏ thái độ đối với những khiếu kiện của dân để góp phần giải quyết từ gốc. Cần đa dạng hoá các hình thức tập hợp dân; coi trọng và mở rộng các hoạt động tự quản của nhân dân dư-ới nhiều hình thức phong phú; các hội viên, đoàn viên chủ động tham gia vào các tổ chức đó, làm nòng cốt vận động và tổ chức hoạt động đúng mục đích, đúng pháp luật.
Đổi mới nội dung và phư-ơng thức hoạt động của MT và các đoàn thể nhân dân để sát hợp với nhu cầu và lợi ích của hội viên ở cơ sở; trên cơ sở đó tập hợp rộng rãi và nâng cao tính tự giác của
hội viên, đoàn viên, xây dựng tổ chức vững mạnh; tuyên truyền các chủ tr-ương; chính sách của Đảng và NN đến mọi ngư-ời dân; vận động nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; tiến hành có hiệu quả các phong trào thi đua; thực hiện tốt QCDC; tuân thủ đúng hư-ơng ước, quy -ước.
Phải coi trọng đổi mới cả hình thức tổ chức và hình thức tuyên truyền đối với dân, nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh chính trị, củng cố đoàn kết dân tộc, làm thất bại âm m-ưu chia rẽ của các thế lực thù địch. Công tác của MT và đoàn thể nhân dân phải góp phần tích cực vào phát triển đời sống kinh tế - xã hội, từng bư-ớc đư-a đ- ường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống.
b) Đổi mới nội dung và phư-ơng thức hoạt động của MT và đoàn thể hư-ớng vào giải quyết những vấn đề bức xúc của đời sống nhân dân ở cơ sở.
Để thực sự trở thành tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân, MT và các đoàn thể nhân dân phải phát động, lôi cuốn đ-ược nhân dân tham gia bàn bạc những vấn đề có liên quan đến đời sống hàng ngày. Đáng chú ý là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dồn ô đổi thửa, kiên cố hoá kênh m-ương, xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động quỹ các loại, thực hiện chỉ tiêu thuế và nghĩa vụ, xây dựng làng văn hoá và gia đình văn hoá, xây dựng quy -ước, h- ương ước ở nông thôn, giới thiệu đại biểu ra ứng cử HĐND các cấp. Quyền giám sát của dân đối với các loại quỹ do dân đóng góp và
các quỹ khác về phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của QC cần phải được thực hiện tốt. Để làm tốt chức năng đại diện cho lợi ích của nhân dân MT và các đoàn thể nhân dân cần phải không ngừng đổi mới phư-ơng thức hoạt động, khắc phục các biểu hiện hành chính hoá. Hoạt động của MT và các đoàn thể nhân dân cần hư-ớng vào những vấn đề thiết thực, có chiều sâu về dân sinh, dân trí và dân quyền. Chú ý nắm chắc các thành phần có uy tín trong làng, bản, nhất là trư-ởng thôn, trưởng bản, già làng, ng-ười đứng đầu các tôn giáo … để tuyên truyền thực hiện QCDC ở cơ sở. Phát huy quyền tự quản trên cơ sở kế thừa những truyền thống tốt đẹp trong luật tục của các dân tộc.
Do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trư-ờng, nhiều thôn, xã thiếu ổn định; tình trạng trộm cắp, nghiện hút, buôn lậu, tranh chấp tài sản, đất đai, đánh nhau, cãi nhau, bất chấp kỷ cư-ơng pháp luật diễn ra ở nhiều nơi. Có vùng, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc ít ng-ười miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, nhiều ng-ười ch-ưa biết chữ, ít hiểu biết đ-ường lối, chính sách, pháp luật, đời sống văn hoá thấp. Đó là những cản trở lớn đối với quá trình mở rộng dân chủ ở cơ sở nói chung và thực hiện QCDC nói riêng. Vì vậy, trên cơ sở những văn bản của NN về phát triển kinh tế - xã hội, MTTQ cần giải thích cho nhân dân hiểu để thực hiện.
c) Cần chăm lo đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác quần chúng ở cơ sở.
Để đổi mới phư-ơng thức hoạt động của MT và các tổ chức thành viên, trư-ớc hết cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, khắc phục một thực tế là những cán bộ kém năng lực thì đư-a sang làm công tác MTTQ và đoàn thể. Kinh nghiệm cho thấy, những nơi triển khai nhanh, gọn, thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở là nhờ cán bộ đủ trình độ nắm bắt những nội dung của QC và có năng lực vận động quần chúng thực hiện. Bên cạnh đó cũng phải nhấn mạnh đến tinh thần nhiệt tình của đội ngũ cán bộ trong vấn đề này. Dù là cơ sở hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp NN hay xã, ph-ường, thị trấn đều cần đội ngũ cán bộ làm tốt công tác dân vận. Đặc biệt ở nông thôn miền núi có địa hình chia cắt, cán bộ phải hết sức vật vả khi đến từng hộ gia đình tuyên truyền và càng khó hơn đối với việc vận động những người mù chữ. Đội ngũ cán bộ đó phải hiểu biết điều kiện tự nhiên, địa hình, thổ nh-ưỡng, khí hậu, đặc điểm tộc người… của từng địa phương thì mới triển khai thuận lợi. Ngay từ các khâu tạo nguồn, đạo tạo, bỗi d-ưỡng cán bộ cho khối dân vận ở các ĐP trong thời gian tr-ước mắt cũng như- lâu dài cần phải tính toán đầy đủ các yếu tố nêu trên. Thực tế cho thấy, càng ở những nơi điều kiện kinh tế - xã hội thấp, việc phát huy dân chủ càng không thể tiến hành thuận lợi nếu như- trước đó chư-a có đội ngũ cán bộ đủ khả năng vận động quần chúng. Cần thiết gắn liền
với các chương trình, dự án lớn và cần phải dành một khoản kinh phí thích đáng cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo cán bộ MT các xã - những ngư-ời đại diện cho lợi ích chân chính của nhân dân, hư-ớng dẫn, vận động nhân dân thực hiện.
Tóm lại:
+ Về tổ chức: Xây dựng MTTQ vững mạnh về tổ chức, hoạt động ngày càng thiết thực và hiệu quả, thực sự là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi nhất, tập hợp và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, là cơ sở chính trị của CQ nhân dân. Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên.
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ MT vững vàng về chính trị, thành thạo công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên.
Đẩy mạnh việc xây dựng các tổ chức tư vấn, thu hút đông đảo các chuyên gia, cộng tác viên ở tất cả các cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm phát huy năng lực, trí tuệ vốn sống và kinh nghiệm hoạt động của đội ngũ này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của MT.
Hoạt động của MTTQVN phải thực sự đổi mới, bám sát các nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, của ĐP, sát với cơ sở cộng đồng dân cư. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan NN, thực hiện tốt các quy chế phối hợp công tác, các nghị quyết, thông tư liên tịch đã ký kết. Tạo chuyển biến thực sự trong việc phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên ở tất cả các cấp, nhất là cấp cơ sở và khu dân cư trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Cần hướng mạnh hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và hộ gia đình. Triển khai thực hiện tốt QCDC. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban công tác MT, xây dựng cộng đồng dân cư tự quản, góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của HTCT ở cơ sở. Khắc phục cách hoạt động hành chính, hình thức, xa dân. Hướng dẫn và phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu, động viên mọi người tham gia các hoạt động do MT các cấp đề ra.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện và hiện thực hoá QCDC gắn liền với việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển
kinh tế –xã hội, nâng cao dân trí, từng bước mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
Dân chủ hoá và phát triển kinh tế là hai nội dung cơ bản của quá trình đổi mới. Dân chủ vừa là tiền đề vừa là điều kiện
cho phát triển kinh tế; trong đó trình độ phát triển kinh tế-xã hội là yếu tố quan trọng, quyết định trình độ dân chủ hoá xã hội. Không
thể có cái gọi là dân chủ trong cảnh nghèo đói túng quẫn, xã hội còn nhiều tệ nạn tiêu cực, bất ổn định. Cũng sẽ mất phương hướng, nếu như dân chủ không hướng tới phát triển mà trước hết là phát triển kinh tế.
Bởi vậy, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện QCDC trước hết nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Quá trình này bắt đầu từ quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH. Điều đó tất yếu dẫn tới việc tích tụ, tập trung ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún gắn liền với sản xuất nhỏ, và khi quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra, kinh tế trang trại sẽ phát triển và hợp tác xã kiểu mới với nhiều hình thức sẽ xuất hiện. Một khi kinh tế hộ gia đình, trang trại, kinh tế hợp tác xã phát triển thì đời sống nhân dân ở nông thôn sẽ đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng dân chủ XHCN, quyền và nghĩa vụ của nhân dân được tôn trọng. Đồng thời với quá trình phát triển kinh tế, không ngừng chăm lo việc nâng cao dân trí, trong đó bao gồm kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học nông nghiệp, đặc biệt là sự hiểu biết về pháp luật, ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật của nhân dân.
Lênin đã từng cảnh báo: " Một người không biết chữ là người đứng ngoài chính trị..." [63, tr.365], muốn xây dựng xã hội cộng sản đòi hỏi phải có một nền học vấn cao, " phải hiểu rằng điều
đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là