Sau khi tiến hành sơ lược tài liệu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình kế thừa các nghiên cứu đã nêu trong tài liệu tham khảo, ý định khởi nghiệp không chỉ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài mà còn bị tác động bởi các yếu tố bên trong. Như vậy mô hình nghiên cứu đề xuất có 9 yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp bao gồm: Tính cách cá nhân, điều kiện tài chính, chương trình giáo dục, quy chuẩn chủ quan, nhận thức khởi nghiệp, cảm nhận sự khát khao, thái độ.
Yếu tố về “Tính cách cá nhân”
Tính cách cá nhân là những phẩm chất, đặc điểm riêng của từng người. Theo các nghiên cứu trước đã có nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy vai trò quan trọng của tính cách cá nhân đến ý định khởi nghiệp của một người. Nghiên cứu của Ghasemi & cs (2011) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa các yếu tố tính cách “sáng tạo” (bao gồm “thành thạo công việc” và “khởi xướng” có ảnh hưởng tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Kết quả của Arasteh & cs (2012) cho thấy yếu tố “chịu đựng sự mơ hồ” không tác động đến “ý định khởi nghiệp”. Heydari & cs (2013) lại cho kết quả ngược lại. Sesen (2013) đã kiểm định và đưa ra các yếu tố thuộc về tính cách ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp là các yếu tố “kiểm soát bản thân” và “niềm tin vào năng lực bản thân”. Theo Kihlstrom (1979) cho rằng “ hành động khởi nghiệp là đặc tính sẵn sàng đối mặt với những cái không chắc chắn của con người. Còn MeClelland (1961) thì cho rằng “ đặc tính khác biệt giữa những người khởi nghiệp với phần còn lại của xã hội là chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành đạt”. Ở Việt nam, nghiên cứu của Nguyên & Phan, (2014) cho thấy có sự khác biệt về các nhóm tính cách khác nhau đối với các nhóm khảo sát như doanh nhân, nhân viên và sinh viên. Kết quả cho thấy “nhiệt tình”, “tư duy cởi mở”, “trách nhiệm”, “chân thành” là những tính cách mà một người khởi nghiệp trẻ cần có. Có thể thấy rằng thanh niên có tính cách của doanh nhân có thể dễ dàng khởi nghiệp thành công hơn.
Giả thuyết H1: Tính cách cá nhân có tác động dương đến ý định khởi nghiệp của
thanh niên nông thôn.
★Yếu tố “Chương trình giáo dục”
Chương trình giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định của thanh niên. Các trường học đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy để hình thành nên ý tưởng kinh doanh cho học sinh/ sinh viên. Chương trình giáo dục ở đây đề cập đến các môn học, kiến thức, các hoạt động ngoại khóa, việc hỗ trợ của nhà trường trong việc phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm. Theo Gaddam (2008) cho rằng cảm nhận môi trường giáo dục đại học kích thích sinh viên khởi nghiệp. Aşkun & Yildirim (2011) đã chứng minh rằng các khóa học khởi nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nghiên cứu của họ ủng hộ việc tạo lập doanh nghiệp thông qua chương trình giáo dục khởi nghiệp. Với chủ đề huấn luyện khởi nghiệp thực tế, Taatila & Down (2012) kết luận sinh viên ở những chương trình đào tạo khác nhau có xu hướng khởi nghiệp khác nhau; sinh viên có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên chưa có trải nghiệm về doanh nghiệp; sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tích cực sẽ có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tiêu cực.
Giả thuyết H2: Chương trình giáo dục có tác động dương đến ý định khởi nghiệp
của thanh niên nông thôn.
★Yếu tố “Nhận thức khởi nghiệp”
Nhận thức khởi nghiệp là sự hiểu biết, ý thức được các khía cạnh của khởi nghiệp. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở trong nước về yếu tố này. Có thể thấy rằng việc hình thành nên nhận thức kinh doanh là điều cần thiết để dẫn đến ý định khởi sự.
Giả thuyết H3: Nhận thức khởi nghiệp có tác động cùng chiều đến ý định khởi
★Yếu tố “ Điều kiện tài chính”
Điều kiện tài chính cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý tưởng kinh doanh. Tài chính là thước đo để người muốn khởi sự phải xem xét. Tài chính là yếu tố quan trọng xuyên suốt quá trình kinh doanh nuôi dưỡng doanh nghiệp quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tài chính ảnh hưởng đến ý tưởng kinh doanh ( Grundstén, 2004) do đó thúc đẩy ý định khởi nghiệp.
Giả thuyết H4: Điều kiện tài chính có tác động cùng chiều với ý định khởi nghiệp
của thanh niên nông thôn.
★Yếu tố “ Thái độ”
Dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen, (1991); các nghiên cứu trước xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình Wu & Wu (2008) cho thấy “thái độ hướng đến khởi nghiệp” và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” của sinh viên. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) cho rằng thái độ có tác động cùng chiều đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
Giả thuyết H5 : Thái độ tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của thanh
niên nông thôn.
★Yếu tố “ Quy chuẩn chủ quan”
Nghiên cứu của Autio & cs (2001); Krueger Jr. & Reilly (2000) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa “chuẩn chủ quan” lên “ý định khởi nghiệp” thì các nghiên cứu sau đó không ủng hộ cho mối tác động này ví dụ như (Boissin & cs, 2009); ngoài ra, nghiên cứu của Fernández-Pérez & cs (2015) còn cho kết quả ngược với các kết quả trước. Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi & cs. (2015) về sự ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đưa ra kết luận: cha mẹ tự kinh doanh là tấm gương điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gương khởi nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016) cho rằng quy chuẩn chủ quan tác động dương đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
Giả thuyết H6 : Quy chuẩn chủ quan tác động dương đến ý định khởi nghiệp của
thanh niên nông thôn.
Để thành công trong công việc, điều cần thiết và đầu tiên là phải có sự khát khao, mong muốn trong công việc. Sự khát khao ấy thường xuất phát từ ước mơ hoặc sự hấp dẫn của công việc làm cho cá nhân cảm thấy hứng thú. Trong kinh doanh, sự khát vọng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giúp những cá nhân đang muốn trở thành doanh nhân, tự mình tạo lập doanh nghiệp bằng việc lập ra doanh nghiệp thực hiện ý định khởi nghiệp. Sự khát khao cho cá nhân sự quyết tâm, ý chí kiên định thực hiện hành vi nhất định mà trong bối cảnh là ý định khởi nghiệp. Theo Krueger (1993) cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh.
Giả thuyết H7: Cảm nhận sự khát khao có mối quan hệ dương với ý định khởi
nghiệp của thanh niên nông thôn
Mô hình nghiên cứu
Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tóm tắt chương 2:
Chương 2 nêu lên những khái niệm cơ bản sẽ tồn tại xuyên suốt báo cáo của nghiên cứu này: Ý định khởi nghiệp, doanh nhân, tinh thần doanh nhân... Chương này đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất có 7 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Cùng với mô hình đề xuất, tác giả cũng đưa ra 7 giả thuyết nghiên cứu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu để đưa ra các kết luận về các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính phù hợp của mô hình nghiên cứu đã được đề xuất tại chương này.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, mô hình nghiên cứu đã trình bày rất rõ. Mục đích chính của chương này là trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu.