Theo kết quả kiểm định sự đồng nhất của các phương sai nhóm, với mức ý nghĩa 0.014 < 0.05 có thể nói phương sai các nhóm giá trị không đồng nhất. Như vậy, chúng ta không sử dụng bảng ANOVA mà sẽ sử dụng bảng Robust Test (Bảng 4.32)
Kiểm định sự đồng nhất của phương sai Ý định khởi nghiệp
Kiểm định Levene df1 df2 Ý nghĩa
6.167 1 250 0.014
Bảng 4. 32: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về ý định khởi nghiệp theo “Chuyên ngành”
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 20.0)
Kiểm định df1 df2 Ý nghĩa
Welch 0.120 1 22.690 0.732
Bảng 4. 33: Kết quả phân tích Welch sự khác biệt theo số năm đang theo học về ý định khởi nghiệp
(Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 20.0)
Theo kết quả phân tích Welch, mức ý nghĩa 0.732 > 0.05, nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định khởi nghiệp giữa các thanh niên nông thôn có bố mẹ sở hữu doanh nghiệp hay không.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này, trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu:
Trước tiên, dữ liệu đã được làm sạch trước khi tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê suy luận. Phần mô tả đối tượng nghiên cứu được thực hiện trên các biến số nhân khẩu học: giới tính, sinh viên năm, trình độ THPT, chuyên ngành, sự sở hữu doanh nghiệp của bố mẹ và các tiêu chí trong từng thang đo. Phương pháp thống kê mô tả với giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độ lệch chuẩn (SD) được sử dụng để đánh giá mức độ quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên của cho thấy, trong các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên thì nhìn chung cả 7 yếu tố Thái độ, Tính cách cá nhân, Chương trình đào tạo, Nhận thức khởi nghiệp, Quy chuẩn chủ quan, Điều kiện tài chính và Cảm nhận sự khát khao đều được sinh viên đánh giá cao, thể hiện giá trị trung bình của các biến quan sát đều khá thấp chứng tỏ thang đo được đánh giá tốt.
Việc xác định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 31 mục hỏi trong 7 yếu tố: Thái độ (6 mục), Tính cách cá nhân (9 mục), Chương trình đào tạo (4 mục), Nhận thức khởi nghiệp (8 mục), Quy chuẩn chủ quan (4 mục), Điều kiện tài chính (4 mục) và Cảm nhận sự khát khao (5 mục) có độ tin cậy và độ giá trị đảm bảo cho việc đo lường đến Ý định khởi nghiệp.
Phương pháp hồi quy Enter cho kết quả xác định cường độ của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên nông thôn rút ra có ý nghĩa thống kê theo thứ tự ưu tiên là: yếu tố Cảm nhận sự khát khao, Điều kiện tài chính, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức khởi nghiệp, Chương trình giáo dục, Tính cách cá nhân có tác động cùng chiều.
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA), phép kiểm định của Student (T-test) để so sánh mức độ ý định khởi nghiệp của thanh niên nông thôn theo các biến định tính cho thấy với độ tin cậy 95% không có sự khác nhau về ý định khởi nghiệp theo giới tính, trình độ THPT, sinh viên năm, chuyên ngành, sự sở hữu doanh nghiệp của bố mẹ.
Chương tiếp theo sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra một số hàm ý nhằm giúp nâng cao ý định khởi nghiệp và tìm hiểu sâu hơn về nhận thức khởi nghiệp ở thanh niên nông thôn