Theo kết quả nghiên cứu, học sinh THPT chưa đánh giá cao chương trình giáo dục có giảng dạy về khởi nghiệp, đối với sinh viên thì chỉ những sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh mới được tiếp nhận các kiến thức về khởi sự và kỹ năng khởi sự chưa được nâng cao. Một số hàm ý chính sách và giải pháp cụ thể như sau:
Trường học cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng ý định khởi nghiệp cho học sinh/ sinh viên.
Để có số lượng doanh nhân trẻ năng động đón đầu xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các trường học phải đóng góp cho các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp cũng như nhận thức được vai trò của mình trong thúc đẩy ý định khởi nghiệp. Bởi đối với học sinh THPT cần tìm được khát vọng nghề nghiệp để lựa chọn vào một trường Đại học phù hợp, còn với sinh viên thì chương trình giáo dục được coi là phương tiện quan trọng để chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp.
Nhà trường xem giảng dạy là hoạt động chủ đạo trong nhà trường nhằm cung cấp kiển thức, kỹ năng và thái độ để nâng cao hoạt động khởi nghiệp cho học sinh/ sinh viên.
Các trường nên tổ chức và bảo trợ cho các hoạt động định hướng kinh doanh ngoài chương trình đào tạo chính thức và khuyến khích học sinh/ sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan tới khởi sự và kinh doanh. Các hoạt động ngoại khóa ngoài đào tạo chính thống là phương thức tăng cường phát triển năng lực kinh doanh và mong muốn khởi sự của học sinh/ sinh viên rất hiệu quả.
Đưa các môn học liên quan đến khởi sự kinh doanh vào giảng dạy trong các trường, cả các chuyên ngành không liên quan.
Tăng cường tính ứng dụng, thực tiễn trong giảng dạy để nâng cao kỹ năng khởi sự bằng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy có liên hệ nhiều tới thực tế mà điều kiện dạy và học cho phép.