Để đáp ứng được mục tiêu và đảm bảo rủi ro tài sản thế chấp của ngân hàng thì hoạt động kiểm soát sau mang tính chất tất yếu. Vì vậy, Tầm quan trọng của kiểm soát sau không kém gì các hoạt động khác. Để hoạt động kiểm soát sau được hiệu quả, chất lượng, cải tiến và đáp ứng được các tiêu chí thì ngân hàng cần thực hiện hoạt động kiểm soát sau cùng với những tiêu chí sau:
- Kiểm soát và hiệu quả:
Để xác định cách thức tổ chức khai thác tài nguyên của mình hiệu quả đến mức nào, các cấp lãnh đạo và ngân hàng có thể đo lường một cách chính xác bao nhiêu đơn vị đầu vào ( thời gian cần để hoạn thiện hồ sơ, công cụ
định giá, mẫu biểu và các thứ khác...) cần thiết để tạo ra dịch vụ tốt nhất. Họ cũng phải có thể đo lường số lượng các đơn vị đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) mà họ tạo ra. Một hệ thống kiểm soát sau chứa đựng các thước đo cho phép các nhà quản trị đánh giá xem họ đã tạo ra dịch vụ hiệu quả như thế nào nhờ đó tìm ra cách thức hiệu quả hơn. Các thước đo như vậy nói với các nhà quản trị là họ đã thành công như thế nào.
- Kiểm soát và chất lượng:
Ngày nay cạnh tranh giữa các ngân hàng về chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng. Ví dụ, trong ngành ngân hàng, trong mỗi ngân hàng, công tác thẩm định giá bất động sản cạnh tranh với các ngân hàng khác về các đặc tính, mẫu biểu, độ tin cậy, phí định giá theo thời gian. Vì khách hàng sử dụng dịch vụ của Tecmbank, BIDV và PVcombank tùy thuộc vào sản phẩm và chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng đó. Kiểm soát tổ chức có vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ, bởi vì nó cho các nhà quản trị sự phản hồi về chất lượng dịch vụ. Nếu các cấp lạnh đạo trong ngân hàng đo lường được một cách chắc chắn những lời phàn nàn của khách hàng và số lượng hồ sơ bị trả lại, họ sẽ có sự nhận diện tốt về chất lượng mà họ đã tạo ra. Có nghĩa là họ đã thực sự có một hoạt động định giá tốt hay chưa?
Các nhà quản trị chiến lược tạo ra một hệ thống kiểm soát mà có thể kiểm soát chắc chắn chất lượng của hàng hoá dịch vụ và do đó họ có thể liên tục cải thiện chất lượng theo thời gian- điều đó cho họ một lợi thế cạnh tranh. Quản trị chất lượng toàn bộ, một hệ thống kiểm soát trên toàn tổ chức có thể tập trung vào cải thiện chất lượng, giảm chi phí.
- Kiểm soát và cải tiến:
Kiểm soát chiến lược cũng có thể giúp tăng mức độ cải tiến trong tổ chức. Cải tiến thành công khi các nhà quản trị tạo ra một thiết đặt mang tính
tổ chức trong đó thúc đẩy sự sáng tạo, và trong đó quyền hành được phi tập trung hoá do đó mọi người cảm thấy được tự do thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. Quyết định về một hệ thống kiểm soát thích hợp để khuyến khích chấp nhận rủi ro là một thách thức quản trị lớn, và như thảo luận ở phần sau một nền văn hoá tổ chức trở nên quan trọng trong bối cảnh này. Ví dụ, ở Pvcombank để khuyến khích mỗi nhóm thẩm định giá thực hiện hoạt động thẩm định, các nhà quản trị cấp cao giám sát việc thực hiện của mỗi nhóm một cách tách bạch trên cơ sở minh bạch và tăng chất lượng ở mỗi nhóm. Sau đó thưởng cho mỗi nhóm trên cơ sở hệ thống thưởng gắn với sự thực hiện của họ. Và trong mỗi nhóm thẩm định giá các nhà quản trị đánh giá sự thực hiện cá nhân của các thành viên nhóm, và hầu hết các nhân viên cải tiến có sự thăng tiến và tưởng thưởng trên cơ sở mức độ thực hiện của họ.