Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là đầu tàu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có chức năng quản lý lưu thông tiền tệ. Vì vậy bất kỳ một sự điều chỉnh nào của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ đều có ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ, đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và hoạt động cho vay theo dự án của của các Ngân hàng nói riêng.
Trong thời gian tới, để phát triển hoạt động cho vay, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng cần có những định hướng cụ thể sau:
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò chỉ đạo của mình trong hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành các văn bản quy phạm, luật, quy định để hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và nhất quán đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh, Thành phố cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, những ngành kinh tế mũi nhọn. Qua đó tư vấn cho các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đầu tư vốn cho các dự án của doanh nghiệp sao cho đúng hướng, đúng mục tiêu phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư và thu hồi vốn đúng hạn. Ngân hàng Nhà nước tỉnh cần mở rộng phạm vi và nội dung thông tin tín dụng trên
địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các Ngân hàng thương mại có những thông tin đầy đủ để thẩm định và phân tích rủi ro trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế để các Ngân hàng thương mại cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin, các số liệu cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm giữa các Ngân hàng để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để làm cho trung tâm thông tin tín dụng (CIC) ngày càng hoạt động hiệu quả, cung cấp được nhiều thông tin chính xác và cần thiết. Trung tâm cần đưa ra các thông tin phản ánh mức độ rủi ro của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các Ngân hàng thương mại phân loại, xếp hạng doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các Ngân hàng để kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng, thẩm định dự án đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước cần có quy định xử lý chi tiết, rõ ràng các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp giữa các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng thương mại như: cung cấp thông tin sai sự thật cho Ngân hàng khác, làm tổn hại lợi ích chung của hệ thống Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nhằm thực hiện định hướng phát triển Trung tâm quản lý định giá, phát triển ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, tăng năng suất lao động và quản trị chi phí hiệu quả, xây dựng mô hình Trung tâm Quản lý định giá theo một hướng đi mới và triển vọng, đáp ứng được toàn diện các mục tiêu định hướng và nhu cầu của thị trường. Chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể chất lượng đối với hoạt động thẩm định giá bất động sản tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam: định hướng nâng cao chất lượng thẩm định giá, giải pháo nâng cao chất lượng thẩm định giá trong việc tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ohaanj trong hoạt động thẩm định giá bất động sản, hoàn thiện công tác đào tại nguồn nhân lực, quan trọng tăng cường kiểm soát các hồ sơ định giá đạt chất lượng tốt nhất theo các tiêu chí thẩm định giá và ngân hàng đưa ra. Ngoài ra, chương 3 của luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các Bộ ngành liên quan và Ngân hàng nhà nước Việt Nam để các giải pháp trên có tính khả thi.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh, tuy nhiên hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn chế rủi ro đó các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải có TSĐB mà chủ yếu là BĐS. Hoạt động thẩm định giá BĐS là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay.
Để giảm thiểu rủi ro, MaritimeBank đã hình thành đơn vị chuyên trách thực hiện công tác TĐG tài sản độc lập tách biệt với các bộ phận khác trong quy trình tín dụng.
Trong thời gian công tác tại Ngân hàng, tôi nhận thấy ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và ngày càng quan tâm đầu tư cho công tác thẩm định giá BĐS trong cho vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc và qua phân tích, đánh giá thực trạng thẩm định giá BĐS thế chấp tại MaritimeBank cho thấy công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để hoàn thiện công tác thẩm định giá BĐS trong cho vay tại MaritimeBank trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Có như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, tạo tiền đề quan trọng để ngân hàng có thể phát triển an toàn, nhanh, mạnh và bền vững trong môi trường hội nhập hiện nay.
Do còn một số hạn chế về nhận thức, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian vừa phải học tập vừa tham gia công tác nên bài luận văn chăc chăn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trước măt và hoàn thiện công tác thẩm định giá BĐS trong cho vay tại ngân hàng Hảng Hải Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2015), Luật dân sự, Hà Nội
2. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (Ban
hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
3. Oxford leaner’s Dictionaries
4. Quốc hội (2006), Luật kinh doanh bất động sản, Hà Nội
5. Trung tâm Quản lý Định giá Maritimebank (2015 - 2017), Báo cáo thường niên của Trung tâm Quản lý Định giá Maritimebank
6. Cục quản lý giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp
vụ thẩm định giá, chuyên ngành nguyên lý căn bản về thẩm định giá, NXB Hà Nội.
7. Cục quản lý giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp
vụ thẩm định giá, chuyên ngành thẩm định giá đối với bất động sản, NXB Hà Nội.
8. Công ty thẩm định giá miền Nam SIVC, Ứng dụng công nghệ thông tin
trong thẩm định giá đối với bất động sản - Phần 1: Một số nguyên tắc thiết kế cơ bản của chương trình, Chuyên san thẩm định giá và thị trường - SIVC
9. Công ty thẩm định giá miền Nam SIVC, Ứng dụng công nghệ thông tin
trong thẩm định giá đối với bất động sản - Phần 2: Quy trình định giá bất động sản, Chuyên san thẩm định giá và thị trường - SIVC.
10.Đoàn Văn Trường (2000), Các phương pháp thẩm định giá trị bất động
sản, NXB Khoa học và Kĩ Thuật Hà Nội.
11.Ngô Thị Phương Thảo, Luận án tiến sĩ: Định giá bất động sản thế chấp trong Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
12.Nguyễn Minh Diện (2010), Thẩm định giá tài sản và doanh nghiệp,
NXB Thống Kê, Hà Nội.
13.Phạm Long (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
14.Th.S Nguyễn Trần Thuần (2013-2014), Bài giảng môn Định giá tài sản, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Đà Nằng.
15.Th.S Phan Diên Vỹ, Định giá tài sản trong ngân hàng - Thực trạng và
giải pháp.
16.Th.S Phan Nguyễn Linh Đa (2010), Hoàn thiện công tác thẩm định giá
đối với bất động sản tại công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà
Nằng, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Năng.
17.Th.S Trần Thị Thanh Vinh (2007), Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
18.TS. Nguyễn Minh Hoàng (2008), Nguyên lý chung định giá tài sản và
giá trị doanh nghiệp, tr.75-129, NXB Lao động xã hội.
19.TS. Nguyễn Ngọc Vinh và TS. Nguyễn Quỳnh Hoa (2012), Giáo trình
thẩm định giá trị bất động sản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
20.TS. Nguyễn Ngọc Tuấn (2011), Thẩm định giá đối với bất động sản,
NXB Tài chính.
21.TS. Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam, Nâng cao năng lực
và phát triển nghề thẩm định giá Việt Nam, Chuyên san thẩm định giá và thị
trường 5 - SIVC.
22.Ủy ban thường vụ quốc hội (2002), Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-