Tính dễ tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định mua cửa cuốn austdoor của khách hàng cá nhân tại hà nội (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu luận văn

1.4.5. Tính dễ tiếp cận

Như trong thuyết khuếch tán đổi mới (Rogers, 1983) trình bày ở trên, tính dễ

tiếp cận là khả năng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm dịch vụ để thực hiện hoạt động

mua bán của khách hàng. Tại Việt Nam, theo Báo cáo Thương mại Điện tử 2015 cho thấy có khoảng 24% khách hàng không đủ thông tin để ra quyết định mua (VECITA, 2015). Trong khi đó, khách hàng thường có xu hướng chọn mua các sản

cận các thông tin liên quan tới sản phẩm thì càng tăng thêm khả năng ra quyết định.

Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy khả năng dễ tiếp cận là một thuộc tính quan

trọng ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng. Điều này cũng đã được chỉ rõ

trong các nghiên cứu như: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận

sử dụng xăng sinh học E5 (Nguyễn Văn Duy, 2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua thực phẩm tươi qua internet tại thị trường Hà Nội (Nguyễn Ngọc Đạt, Nguyễn Thanh Hiền, 2016).

Từ những nghiên cứu đã tìm hiểu, tác giả đề xuất thêm yếu tố Tính dễ tiếp cận vào mô hình nghiên cứu của mình.

Do cửa cuốn Austdoor là một sản phẩm đặc thù. Với loại sản phẩm này, khi khách hàng đã có ý định hoặc xu hướng mua thì việc ra quyết định mua rất nhanh chóng

và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các rào cản. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác

giả thực hiện khảo sát tới đối tượng là khách hàng cá nhân đã mua cửa cuốn Austdoor.

Họ đã từng là người quyết định mua cửa cuốn Austdoor. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình

về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua cửa cuốn Austdoor như sau:

Thái độ với việc mua

Niềm tin vào nhóm tham khảo

cửa cuốn Austdoor

Cảm nhận về giá

Tính dễ tiếp cận

Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Trên cơ sở đề xuất trên, đề tài xin đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu tương ứng

với hình như sau:

- Giả thuyết H1: Thái độ với việc mua tác động tích cực đến Quyết định mua cửa cuốn Austdoor của khách hàng cá nhân tại Hà

Nội.

- Giả thuyết H2: Niềm tin vào nhóm tham khảo tác động tích cực đến Quyết định mua cửa cuốn Austdoor của khách hàng cá nhân tại Hà

Nội.

- Giả thuyết H3: Nhận thức sự hữu ích của sản phẩm tác động tích cực đến Quyết định mua cửa cuốn Austdoor của khách hàng cá nhân tại Hà Nội.

- Giả thuyết H4: Cảm nhận về giá của sản phẩm tác động tích cực đến Quyết định mua cửa cuốn Austdoor của khách hàng cá nhân tại Hà

Nội.

36

- Giả thuyết H5: Tính dễ tiếp cận có tác động tích cực đến Quyết định mua cửa cuốn Austdoor của khách hàng cá nhân tại Hà

Nội.

Tóm lại, trong chương I, tác giả tập trung trình bày cơ sở lý thuyết về khách hàng, hành vi mua của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của

khách hàng. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một số mô hình lý thuyết liên quan tới hành vi mua của khách hàng. Từ đó, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên

cứu và giả thuyết tương ứng cho đề tài của mình. Trong đó, tác giả lựa chọn các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định mua cửa cuốn austdoor của khách hàng cá nhân tại hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)