Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ở một số nước tiên tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 38 - 41)

thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc:

Kinh nghiệm của tổ chức thẻ American Express – Mỹ: Như chúng ta đã biết, Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Khu vực này dường như đã bão hoà về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân chia thị trường rất khốc liệt. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức thẻ của Mỹ là không thể không thể nói tới. Ở đây luận văn xin trình bày những chiến lược kinh doanh thẻ nổi bật của tổ chức thẻ American Express đã làm cho tổ chức thẻ du lịch và giải trí của Mỹ này trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh thẻ lớn nhất trên thế giới:

Ngay từ khi chiếc thẻ American Express (gọi tắt là Amex) ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, Tổ chức này đã xác định cho mình thị trường chủ yếu đó là giới bình dân. Họ cho rằng đây mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu. Để cạnh tranh với các tổ chức lớn như Visa Card và Master Card, tổ chức này đã không ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Năm 1987, American Express cho ra đời loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng tuần hoàn cho khách hàng có tên là Optima Card để cạnh tranh với Visa và Master Card. American Express không ngừng mở rộng thị trường bằng nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại. Tháng 11 năm 1998, khi American Express tung ra thị trường thẻ Ấn Độ các thẻ tín dụng của mình, họ đã gặp rất nhiều khó khăn như: thu nhập có thể dùng để chi tiêu của dân nước này không cao, trong đó có 30 triệu người lớn có thể sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra người Ấn Độ thích sử dụng tiền mặt và hầu hết người sử dụng thẻ tín dụng đều thanh toán các hoá đơn thanh toán của họ trước khi chúng bắt đầu phát sinh các khoản lãi phải trả ngân hàng. Đứng trước thách thức này, American Express đã quyết tâm tập trung vào những người đang sử dụng thẻ tín dụng bằng cách cung cấp cho họ những khoản tín dụng rẻ hơn.

Khi mới xâm nhập vào thị trường Canada, American Express thấy khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên họ chỉ chấp nhận thẻ của hiệp hội Visa và Master đã hoạt động lâu đời ở đây. Đánh giá được thuận lợi của đối thủ, American Express đã tạm thời hướng vào mục tiêu chính là người du lịch Canada và nghành hàng không nước này.

Với một số những giải pháp đã thực hiện, American Express hiện nay đã thực sự trở thành một trong những tổ chức thẻ lớn trên thế giới.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến nhất tại Hàn Quốc hiện nay. Để có thể đạt được sự phát triển ấn tượng của thị trường thẻ tín dụng thì Chính phủ Hàn Quốc đã cho ban hành những chính sách khá tập trung, đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ tín dụng nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt trong cả nước như:

➢ Ban hành Luật kinh doanh thẻ tín dụng khá sớm (1987).

➢ Xây dựng hệ thống quản lý thông tin cá nhân, thông tin khách hàng rất minh bạch; thành lập Trung tâm thông tin tín dụng vào năm 2002.

➢ Đưa ra quy định về việc xử lý giao dịch thẻ tín dụng quốc tế khi thanh toán tại thị trường nội địa đều do hệ thống nội địa xử lý.

➢ Xây dựng hệ thống quản lý thông tin cá nhân, thông tin khách hàng rất minh bạch; thành lập Trung tâm thông tin tín dụng vào năm 2002.

➢ Thực hiện mở cửa và tự do hoá công nghiệp du lịch, điều này đã làm tăng nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của du khách trong và ngoài nước.

➢ Chính phủ Hàn Quốc cũng đã áp dụng nhiều chính sách để khuyến khích thanh toán qua thẻ như: chính sách khấu trừ 1% tổng số VAT thu được trên doanh số bán cho các đơn vị chấp nhận thẻ, khấu trừ 10% thuế thu nhập đối với các khoản chi bằng thẻ vượt quá 10% thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, đến năm 2003, sự tăng trưởng quá nóng của thị trường thẻ tín dụng tại Hàn Quốc đã gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng. Dư nợ thẻ tín dụng tăng quá nhanh, tỷ lệ thanh toán không đúng hạn gia tăng, nợ xấu thẻ tín dụng tăng

chóng mặt, hàng loạt tổ chức phát hành thẻ tín dụng đứng trước nguy cơ phá sản. Trước thực trạng đáng báo động của thị trường thẻ, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách tái cơ cấu nhằm khắc phục khủng hoảng tín dụng tiêu dùng năm 2003, có thể kể đến một số chính sách như:

➢ Cấm hoạt động mời chào phát hành thẻ trên đường phố, cấm các hình thức tặng quà, khuyến mãi để thu hút khách hàng sử dụng thẻ;

➢ Quy định hạn mức rút tiền mặt là 50% thay vì 100% như giai đoạn trước

➢ Yêu cầu các công ty thẻ, ngân hàng phải áp dụng tiêu chuẩn cao hơn trong việc cấp tín dụng thẻ và xử lý nợ xấu bằng cách đặt ra tiêu chuẩn phân loại, trích lập dư nợ thẻ tín dụng.

Nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách, tỷ lệ nợ quá hạn của Hàn Quốc đã giảm nhanh chóng. Từ năm 2006, thị trường thẻ Hàn Quốc bước vào giai đoạn bão hoà. Các tổ chức thẻ thay đổi mô hình hoạt động, tăng cường các dịch vụ chứ không chỉ tập trung vào gia tăng số lượng thẻ phát hành. Thị trường thẻ ghi nhận sự phát triển ổn định và đóng góp ngày một đáng kể vào lợi nhuận của các ngân hàng cũng như chiếm tỷ trọng ngày một cao trong tổng chi tiêu của người dân.

Kinh nghiệm của Trung Quốc: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thiết lập được một hệ thống thanh toán phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và cho người dân nói riêng gồm:

➢ Hệ thống bù trừ thanh toán giá trị cao (HVPS)

➢ Hệ thống thanh toán điện tử bù trừ theo lô giá trị thấp (BESP)

➢ Hệ thống bù trừ tự động giao dịch bán lẻ (ACH)

➢ Hệ thống thanh toán bù trừ thẻ liên ngân hàng và chuyển mạch thẻ (CUP).

Chính phủ Trung quốc quan tâm trong việc đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động thẻ như: ban hành xây dựng bộ tiêu chuẩn thẻ CHIP, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật

thiết bị thanh toán thẻ, các quy định nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ATM, POS, phòng chống tội phạm …

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo thực hiện kết nối liên thông giữa hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, thanh toán liên ngân hàng… và sớm cho phép các tổ chức phi tài chính cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử với các giá trị nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)