Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược cho các NHTM cũng như đề ra chính sách hỗ trợ cho các NHTM phát triển dịch vụ thẻ thông qua các giải pháp:
Phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng, định hướng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ được áp dụng trên thế giới và trong khu vực.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác chấp hành quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đưa ra các chế tài phạt cụ thể đối với các ngân hàng không chấp hành đúng quyết định 20/QĐ/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007, để đảm
bảo công bằng, môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các ngân hàng chấp hành đúng quy định.
Chủ động phối hợp với Bộ công an và chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại có các biện pháp phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ để đảm bảo an ninh, an toàn tại địa điểm đặt máy ATM nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các NHTM.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng cho hoạt động thẻ: trong thời gian qua, trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phát huy vai trò là một thư viện lưu trữ các thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Các thông tin thu thập từ các tổ chức tín dụng và một số cơ quan hữu quan khác góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng hiện nay còn gặp phải nhiều hạn chế do những vấn đề về phía trung tâm cũng như các ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do đặc thù của các ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình hai cấp, trung ương và chi nhánh, dữ liệu không được quản lý tập trung, trao đổi thông tin giữa các cấp còn nhiều hạn chế khiến cơ sở dữ liệu của khách hàng trở nên thiếu chính xác và không được cập nhật liên tục. Như vậy, chất lượng thông tin khi đưa đến trung tâm thông tin tín dụng cũng không được đảm bảo. Chính vì vậy, trung tâm thông tin tín dụng và hệ thống thông tin của các ngân hàng nhà nước Việt Nam phải được hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, Trung tâm thông tin tín dụng cần bổ sung các thông tin về chủ
thẻ tín dụng của các ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mối quan hệ giữa chủ thẻ tín dụng và ngân hàng thực chất là quan hệ tín dụng có tính chất tuần hoàn . Những thông tin thu thập của chủ thẻ sẽ hỗ trợ những ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành.
Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
nội bộ. Cơ sở dữ liệu các khách hàng phải được quản lý tập trung, được cập nhật liên tục, đảm bảo tính chính xác và đồng bộ.
Cuối cùng, các NHTM Việt Nam phải xây dựng một hệ thống cho điểm tín dụng chính xác, khoa học. Bản thân các tổ chức thông tin tín dụng không đưa ra đánh giá hoặc xếp hạng khách hàng mà chỉ thuần tuý cung cấp các thông tin phục vụ cho quá trình đó. Việc cho điểm, xếp hạng phải được thực hiện thông qua chương trình cho điểm tín dụng của từng tổ chức tín dụng với những tiêu chí cụ thể tuỳ vào điều kiện và mục đích kinh doanh của từng tổ chức. Như trong hoạt động thẻ tín dụng hiện nay, việc đánh giá chủ thẻ và cho ra quyết định về mức thế chấp, hạn mức tín dụng thẻ không được thực hiện thông qua tiêu chí khoa học và khách quan, chủ yếu dựa vào ý kiến cá nhân, cảm tính của nhân viên chi nhánh nên việc cấp phát tín dụng thẻ còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào thế chấp, ký quỹ các giấy tờ có giá, tín chấp...
Thứ ba: Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng thực thi các biện pháp giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới ĐVCNT; Có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh để các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lợi dụng những điều quy định không chặt chẽ để lách luật hoặc cố tình vi phạm thông qua việc liên kết với các ngân hàng cổ phần, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển.
Thứ tư: NHNN cần áp dụng sự chỉ đạo việc xử lý chuyển mạch đối với thẻ Quốc tế nhưng giao dịch ở thị trường nội địa phải được thực hiện qua các công ty chuyển mạch trong nước (Banknet) thay vì thông qua các TCTQT. NHNN cần chỉ đạo các Ngân hàng, Tổ chức chuyển mạch tiếp tục tăng cường hợp tác với các TCTQT, các tổ chức thanh toán toàn cầu để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ, ứng dụng các phương tiện thanh toán tiên tiến vào Việt Nam một cách hiệu quả.
Thứ năm: NHNN cần tham mưu cho chính phủ cần có giải pháp quy định số
tiền giao dịch tối thiểu được phép thanh toán bằng tiền mặt để người dân/doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ nhiều hơn. Đồng thời nghiên cứu chính sách cho phép người dân được giảm thuế VAT khi thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt.