Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi cách con người làm việc mà còn làm biến đổi cả chính con người. Tác động của nó đối với các cá nhân là đa dạng, ảnh hưởng tới bản sắc của mỗi người và còn nhiều khía cạnh liên quan khác, cảm nhận về sự riêng tư, về quyền sở hữu, mô hình tiêu thụ, thời gian dành để làm việc và giải trí, cách thức phát triển sự nghiệp, và trau dồi những kỹ năng. Nó sẽ ảnh hưởng tới việc con người gặp gỡ và nuôi dưỡng các mối quan hệ, sức khỏe, nó có thể dẫn tới các hình thức công nghệ gia tăng khả năng của con người.
Cho đến nay, công nghệ đã cho phép con người làm việc theo những cách dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn, nó cũng cung cấp những cơ hội để phát triển cá nhân nhưng cũng có nhiều nguy cơ và rủi ro. Điều này có nguy cơ tạo ra những xung đột giai cấp và các cuộc đụng độ khác. Việc phân chia tiềm năng và những căng thẳng nó tạo ra này sẽ làm trầm trọng thêm sự cách biệt thế hệ, trong đó nguyên nhân là bởi những người chỉ biết và lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số so với những người không có gì và những người phải thích nghi, nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về đạo đức. Sự tích hợp không thể tránh được của công nghệ vào cuộc sống của sẽ ảnh hưởng đến quan niệm về bản sắc có khả năng làm giảm bớt đi những tinh hoa năng lực của con người, chẳng hạn như tự phê bình, đồng cảm và lòng trắc ẩn.
Bản sắc, Đạo lý và Đạo đức
Những đổi mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ công nghệ sinh học tới công nghệ trí thông minh nhân tạo AI, đang đẩy mạnh các ngưỡng hiện tại của tuổi thọ, sức khỏe, sự nhận thức và khả năng theo những cách mà trước đây được coi là dành cho khoa học phi thực tế. Những khám phá mới cũng có thể bị thao túng để phục vụ cho những lợi ích đặc biệt. Trong khi các tác động ngắn hạn của AI phụ thuộc vào ai là người kiểm soát nó, tác động dài hạn lại phụ thuộc vào việc liệu rằng nó có được hoàn toàn kiểm soát.
Một trong những tác động lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là khả năng nâng cao vị thế bằng việc hợp nhất các công nghệ mới.
Tác động của con người với một số công nghệ đặc biệt như mạng internet, điện thoại thông minh là tương đối rõ nhưng những tác động khác rất khó để nắm bắt. Như trường hợp của AI hoặc sinh học tổng học. Có thể chứng kiến những đứa bé được thiết kế sẵn trong tương lai gần, cùng với đó là một loạt các chỉnh sửa khác tới nhân loại từ chỗ xóa bỏ các bệnh di truyền tới việc gia tăng năng lực của con người. Những điều này sẽ nảy sinh một số vấn đề về đạo đức và các câu hỏi mang tính tâm linh mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là con người .
Con người sẽ phải đối mặt với các vấn đề phức tạp tương tự và các nghi vấn về trí tuệ nhân tạo, với khả năng máy móc nghĩ nhanh hoặc thậm chí vượt khỏi suy nghĩ của mình. Amazon và Netflix đã có thuật toán dự đoán các bộ phim và cuốn sách mọi người muốn xem và đọc. Các trang web hẹn hò và giới thiệu việc làm gợi ý những đối tác và các công việc – trong khu phố hay bất cứ nơi đâu trên thế giới – mà hệ thống của chúng sẽ đưa ra con số phù hợp nhất.
Nếu hành vi của con người trong bất kỳ tình huống nào đều có thể dự đoán được, điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy mất quyền tự do cá nhân.
Kết nối con người
Thế giới ngày càng sử dụng nhiều kỹ thuật số và công nghệ cao thì nhu cầu giao tiếp của con người vẫn lớn hơn rất nhiều, và nó được nuôi dưỡng bởi các mối quan hệ gắn bó và các mối liên kết xã hội. Người ta càng lúc càng lo rằng, khi cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến mối quan hệ các cá nhân và tập thể với công nghệ thêm sâu sắc hơn, thì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kỹ năng xã hội và khả năng đồng cảm của con người.
Các cuộc trò chuyện mặt đối mặt sẽ chuyển thành các tương tác trực tuyến, người ta lo ngại rằng một thế hệ toàn bộ những người trẻ của xã hội đang gặp khó khăn để lắng nghe, nhìn vào mắt để nói chuyện hoặc đọc ngôn ngữ cơ thể.
Mối quan hệvới các công nghệ di động là một trường hợp cụ thể.Bộ não của con người tham gia tất cả các công cụ kỹ thuật số kết nối trên cơ sở 24 giờ, có nguy cơ trở thành một cỗ máy chuyển động liên tục điên cuồng không ngừng nghỉ. Thực tế việc luôn được kết nối có thể tước đi một trong những tài sản quan trọng nhất của con người: thời gian để tạm dừng, việc phản hồi và tham gia vào một cuộc trò chuyện thực chất không cần phải được hỗ trợ trung gian bằng công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội.
Quản lý Thông tin Công cộng và Cá nhân
Một trong những thách thức lớn nhất của mạng internet nói riêng, và mức độ ngày càng tăng về sự liên kết nói chung, đó là sự riêng tư. Đó là một vấn đề đang hiện ra rõ ràng hơn bởi vì con người ngày càng sẵn sàng đánh đổi đời tư cho sự tiện lợi với rất nhiều các thiết bị thường sử dụng.
Sự riêng tư là rất cần thiết cho bản thân mỗi cá nhân.Ngay cả với những người cho rằng họ không có giá trị riêng tư đặc biệt nào và không có gì để giấu, vẫn có những lời nói và việc làm có thể không muốn ai biết đến. Có vô vàn những nghiên cứu cho thấy khi một ai đó biết được mình đang bị theo dõi, thì hành vi của người đó sẽ trở nên nghiêm túc và tuân thủ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa công nghệ thâm nhập toàn bộ và chi phối cuộc sống cá nhân, những thay đổi cải tổ của công nghệ sẽ ảnh hưởng tới đời sống nội tâm của con người.
Ví dụ như những thiết bị đeo chăm sóc sức khoẻ mang đến cảm giác phức tạp về các vấn đề riêng tư. Ngày càng nhiều công ty bảo hiểm đang cân nhắc đưa ra lời đề nghị này để mua bảo hiểm của họ: Nếu bạn đeo một thiết bị theo dõi sức khoẻ -
bạn ngủ và tập luyện bao nhiêu, số lượng bước chân bạn đi mỗi ngày, số lượng và loại calo bạn ăn, v.v – và nếu bạn đồng ý rằng thông tin này có thể gửi đến nhà cung cấp bảo hiểm sức khoẻ của bạn, chúng tôi sẽ giảm giá trên phí bảo hiểm của bạn.
Đây là động thái đáng lo ngại với cách giám sát cuộc sống – từ chính phủ hay các công ty đều giống nhau – ngày càng trở nên xâm phạm nhiều hơn. Ở thời điểm này, ví dụ trên đề cập đến sự lựa chọn cá nhân – quyết định chấp nhận đeo một thiết bị chăm sóc sức khoẻ hay không.
Nhưng nếu trong tương lai, người sử dụng lao động chỉ đạo mỗi nhân viên của mình đeo một thiết bị có báo cáo dữ liệu y tế cho các công ty bảo hiểm vì công ty muốn nâng cao năng suất và có thể giảm chi phí bảo hiểm y tế thì những gì trước đây dường như là sự lựa chọn cá nhân có ý thức, đeo thiết bị hay không lại trở thành một vấn đề tuân thủ theo chuẩn mực của xã hội mới mà người ta có có thể cho là không thể chấp nhận được.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Xu hướng phát triển ngân hàng số
2.1.1. Tác động của ngân hàng số đến hoạt động của các ngân hàng
Ngành ngân hàng là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệthông tin, chắc chắn không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay trên thế giới có khoảng 43% dân số được kết nối và sử dụng Internet. Một thống kê từ Business Insider cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây, con người đã chứng kiến nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn là 10.000 năm trước cộng lại và 5 năm tới, nhân loại sẽ đón nhận hàng nghìn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Riêng tại châu Âu, dự kiến trong 5 năm tới, hơn hai phần ba số khách hàng ngân hàng ở châu Âu có khả năng “tự định hướng” và thích nghi cao với thế giới trực tuyến (Olanrewaju, 2014, tr1)
Khái niệm “Ngân hàng số”
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới từ lâu, tuy nhiên ngân hàng số là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Ngân hàng số chưa được định nghĩa chính thống trong các giáo trình giảng dạy tại các Học viện, Trường đại học mà chủ yếu được xác định bởi cơ quan quản lý hoặc đề cập dựa trên kết quả thực tiễn của các ngân hàng đã triển khai thành công hoặc các hãng cung cấp giải pháp công nghệ ngân hàng.Sau đây là một số định nghĩa về ngân hàng số:
Theo Gaurav Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất, và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng... cũng được số hóa. Digital Banking là loại hình ngân hàng kỹ thuật số đòi hỏi
cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh toán, RegTech, dữ liệu, blockchain, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018).
Chuyên gia Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) cho rằng: Ngân hàng số là tự động hóa được các quy trình và dịch vụ từ khâu tiếp cận khách hàng đến cung cấp dịch vụ cuối cùng, giảm thiểu tác nghiệp của con người, giảm chi phí hoạt động.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng số là sự kết hợp các công nghệ đang phát triển và công nghệ mới trong các tổ chức dịch vụ tài chính nhằm phù hợp với những thay đổi trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhằm cải tiến dịch vụ và trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, nâng cao năng lực thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh cao và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của ngân hàng thương mại trong tương lai gần”
Hình 2.1. Hình minh họa mô hình ngân hàng số
(Nguồn: Digital banking Strategy Roadmap March 24, 2015, Strategic Banking Insights)
Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ con như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking) được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc, sản phẩm dịch
vụ, vấn đề pháp lý, chứng từ và phương thức giao dịch với khách hàng. Tuy hình thức hoạt động đều dựa trên Internet nhưng E-Banking là một dịch vụ phát triển thêm vào của ngân hàng, tập trung vào những tính năng chính như chuyển tiền, thanh toán và tra cứu số dư tài khoản. Còn đối với Digital Banking sẽ có tất cả chức năng của một ngân hàng đích thực như đã kể trên, mọi giao dịch đều tiến hành online và khách hàng có thể gửi yêu cầu, thắc mắc chỉ bằng thiết bị di động.
Tuy đều có thể giao dịch và quản lý tài khoản trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi nhưngngân hàng số khác ngân hàng điện tử.Trong khi ngân hàng số là ngân hàng hoạt động dựa trên việc số hóa hầu hết các hoạt động ngân hàng: từ số hóa các kênh phân phối truyền thống và phát triển các kênh phân phối hiện đại đến tự động hóa các quy trình hoạt động kinh doanh, ứng dụng phân tích dữ liệu lớn phục vụ quá trình ra quyết định và kiến tạo các sản phẩm số, ứng dụng các sản phẩm có tính sáng tạo thì ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ internet banking, SMS Banking, mobile banking) chỉ là kênh cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên nền tảng quy trình nghiệp vụ xử lý hiện có của ngân hàng.
Theo khảo sát của McKinsey năm 2017, trên khắp châu Á, giao dịch kỹ thuật số thường xuyên gấp 1,6 đến 5 lần giao dịch tại chi nhánh.
Biểu đồ 2.1: Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng của khách hàng châu Á
( Nguồn: McKinsey Asia Personal Financial Services Survey 2017)
1,8
9,3
GD tại chi nhánh GD kỹ thuật số
Các nước châu Á phát triển
Đơn vị: giao dịch
1,7
2,8
GD tại chi nhánh GD kỹ thuật số
Các nước châu Á đang phát triển
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về việc áp dụng ngân hàng số nhờ vào nhu cầu liên tục tăng của người tiêu dùng.
Ngân hàng số đã trở thành một xu hướng kinh doanh không thể đảo ngược, người tiêu dùng ngày càng ưa thích các kênh internet và mobile banking, mức độ sử dụng các kênh này đã tăng trưởng trung bình 35% trong 3 năm liên tiếp (tính đến 2017). Việc sử dụng các chi nhánh truyền thống trong thời gian tương ứng cũng giảm 27%.Ở các ngân hàng dẫn đầu thị trường 20% các sản phẩm chính được bán online. Trên toàn Châu Á, trung bình 25% việc ra quyết định và 40% các dịch vụ sau bán hàng được thực hiện qua internet và mobile.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khách hàng của Ngân hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số (Nguồn: McKinsey Asia Personal Financial Services Survey 2015)
Có thể thấy khách hàng càng ngày càng ưa thích các dịch vụ ngân hàng số hơn so với các giao dịch tại chi nhánh truyền thống.
Như vậy, chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số là một xu hướng tất yếu trong ngành Ngân hàng, hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động cũng như mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Các tác động
Tiết kiệm chi phi: Các ngân hàng có thể tăng lợi nhuận lên tới 40% bằng cách
chuyển sang ngân hàng số. Kết quả tiết kiệm chi phí đến từ tự động hóa các chức năng, loại bỏ các thao tác dư thừa, sử dụng AI thay thế con người trong việc xử lý dữ liệu... Qua đó, các Ngân hàng thậm chí còn có những lợi ích lớn hơn, như có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu lớn hơn và thời gian phản hồi nhanh hơn, chính xác hơn đối với các thay đổi thị trường.Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tăng 30% doanh thu của một ngân hàng châu Âu điển hình, đặc biệt là trong các sản phẩm có doanh thu cao như cho vay và thanh toán cá nhân.(Olanrewaju, 2014)
Tăng khả năng cạnh tranh: Phát triển Ngân hàng số, đặc biệt là sử dụng AI
có thểgiúp cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ, tăng cường trải nghiệm khách hàng. AI dựa trên phân tích dữ liệu để tìm hiểu hành vi khách hàng, từ đó đưa ra tư vấn đầu tư cũng như các sản phẩm chuyên biệt được cá nhân hóa theo nhu cầu. AI cũng giúp kết nối khách hàng tốt hơn từ các thông số như dữ liệu xã hội, vị trí người dùng... Phát triển Ngân hàng số giúp cho Ngân hàng nắm lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng truyền thống nhờ tận dụng cơ sở khách hàng lớn, kho dữ liệu người dùng khổng lồ, nền tảng công nghệ hiện đại và nhanh chóng (Citigroup, 2018).
Nâng cao hiệu quả hoạt động/khả năng sinh lời của ngân hàng: Theo một
số nghiên cứu thực nghiệm ở châu Âu, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích tác động của Ngân hàng số, ngân hàng di động, các công ty khởi nghiệp Fintech đến hiệu quả tài chính của ngân hàng. Các nghiên cứu này tìm thấy mối