- Quản lý nhân lực: Quản lý nhân lực là việc phối hợp và hướng dẫn những
nỗ lực của mọi cá nhân tham gia dự án để hoàn thành mục tiêu của dự án. Nhằm sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả.
- Quản lý thơng tin: Quản lý thơng tin là q trình đảm bảo các dịng thơng tin
thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành phần trong dự án và với
Quản lý chất lượng
2. Sắp xếp các hoạt động 1. Đầu vào
- Kết quả của các biện pháp quản lý chất lượng - Các chỉ tiêu vận hành
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ kỹ thuật quản lý kế hoạch chất lượng - Biểu mẫu kiểm tra chất lượng
3. Đầu ra
- Cải tiến chất lượng
3. Kiểm tra chất lượng 1. Đầu vào
- Kế hoạch quản lý chất lượng - Xác định các tiêu chuẩn nghiệm thu
- Danh mục các tiêu chuẩn nghiệm thu
2. Công cụ và kỹ thuật
- Thanh tra, giám sát, kiểm tra - Biểu đồ
- Phân tích xu thế, phân tích nhân quả
3. Đầu ra
- Cải thiện chất lượng - Quy định nghiệm thu - Hoàn tất bảng nghiệm thu
1.Lập kế hoạch chất lượng 1. Đầu vào
- Mô tả sản phẩm
- Các tiêu chuẩn và quy định - Quy trình đầu ra khác
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích chi phí/ lợi ích - Các tiêu chuẩn - Kinh nghiệm 3. Đầu ra - Kế hoạch quản lý chất lượng - Xác định các chỉ tiêu vận hành
- Danh mục nghiệm thu - Đầu ra của các quy trình khác
các cấp quản lý khác nhau.
- Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là q trình nhận biết, phân tích đánh giá các
nhân tố rủi ro. Trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt chu kỳ dự án.
- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và hoạt động
mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành công tác mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án.
1.4.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Từ ý tưởng về dự án, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án là những công việc cần triển khai và quản lý để chuẩn bị đầu tư. Quyết định chọn lựa dự án là những quyết định chiến lược dựa trên nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận, dự tính chi phí, độ rủi ro và ước tính các nguồn lực cần thiết là những nội dung cần được xét đến.
Tiếp đến phải chi tiết xem dự án cần được thực hiện như thế nào và nội dung chủ yếu của nó tập trung vào cơng tác thiết kế và lập kế hoạch. Các công việc được triển khai:
- Thành lập nhóm dự án, thiết lập cấu trúc tổ chức dự án - Lập kế hoạch tổng quan
- Phân tách công việc của dự án - Lập kế hoạch tiến độ thời gian - Lập kế hoạch ngân sách
- Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất - Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết
- Lập kế hoạch chi phí và dự báo dịng tiền thu - Xin phê chuẩn thực hiện
Kết thúc giai đoạn này, tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu. Thành cơng của dự án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính là những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này. Mục tiêu của giai đoạn này là toàn bộ những nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch được hoàn thành, các hệ thống được hoàn thành, kiểm định để đi vào vận hành.
Giai đoạn vận hành, khai thác
Tiến hành các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo dự án được đưa vào vận hành thường xuyên và phát huy hiệu quả tối đa.
Nhận xét:
- Khi dự án mới bắt đầu, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, và sau đó giảm nhanh chóng khi bước vào giai đoạn kết thúc dự án.
- Khi mới bắt đầu, xác suất hoàn thành dự án thấp nhất, độ rủi ro cao nhất. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Viễn thông MobiFone
2.1.1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE - Tên tiếng Anh: MOBIFONE CORPORATION
- Tên viết tắt: MOBIFONE
- Địa chỉ hội sở: Tịa nhà MobiFone, Lơ VP1, n Hịa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Website: http://www.mobifone.vn/
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng. - Vốn pháp định: 500.000.000.000 đồng.
- Giấy CNĐKKD: Số 0100686209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/9/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 01/10/2015.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993, ban đầu là Công ty Thông tin Di động (VMS). Ngày 01/12/2014 được nâng cấp thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất tại Việt Nam với hơn 30% thị phần, là nhà cung cấp mạng thông tin di động duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng u thích trong 6 năm liền.
MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 25.000 trạm 2G, 28.000 trạm 3G và trên 10.000 trạm 4G. Tổng doanh thu năm 2017 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT ngày 14/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng
công ty Viễn thông MobiFone, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh chính của MobiFone bao gồm:
- Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, cơng nghệ thơng tin, phát thanh truyền hình, truyền thơng đa phương tiện;
- Sản xuất, lắp ráp và xuất nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone có 20 Phịng, Ban chức năng và 20 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc bao gồm:
- Mảng kinh doanh: 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone.
- Mảng kỹ thuật: Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Công nghệ thơng tin MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.
- Các mảng khác: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.
Ngồi ra, MobiFone có ba cơng ty con bao gồm Cơng ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone, Cơng ty cổ phần Cơng nghệ MobiFone tồn cầu và Công ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone.
Tổng Công ty Mobifone
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tổng Giám đốc
Ban Kiểm soát Kiểm soát viên
TT VT Quốc Tế MobiFone Cty DV MobiFone KV9 Trung tâm quản lý điều hành mạng tập trung (NOC) TT DV ĐPT và GTGT MobiFone TT ĐK&SC TBVT TTML MobiFone MB Cty DV MobiFone KV1
Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ kỹ thuật Phó TGĐ lĩnh vực khác
Các Ban khối kinh
doanh Các Ban khối kỹ thuật Các Ban khối lĩnh vực
khác Lớp Tổng Công ty TTML MobiFone MT TTML MobiFone MN TT CNTT MobiFone TT NC&PT MobiFone TT Tư vấn và TK MobiFone Lớp đơn vị trực thuộc/khu vực
Sơ đồ 1.1: Tổ chức của Tổng Công ty Viễn thơng MobiFone
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Theo chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, MobiFone xác định hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính:
- Viễn thơng - Công nghệ thông tin. - Phân phối - bán lẻ.
- Truyền hình (hiện nay MobiFone đang được xem xét và định hướng lại). - Đa phương tiện.
thông, bao gồm: dịch vụ thoại trong nước, quốc tế; dịch vụ gửi tin nhắn SMS; dịch vụ truy cập Internet trên di động và trên thiết bị truy cập dữ liệu chuyên dụng; dịch vụ giá trị gia tăng. MobiFone đưa ra các gói cước để cung cấp dịch vụ trên được cung cấp cho khách hàng. Hiện tại MobiFone đã và đang đa dạng hóa các nhóm gói cước tới nhiều lớp đối tượng khách hàng (học sinh sinh viên, công nhân, doanh nhân, nhân viên văn phòng, doanh nghiệp…). MobiFone liên tục được đổi mới, đa dạng hóa nhằm thích nghi với xu hướng sử dụng dữ liệu và các dịch vụ thay thế cho dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn) trong thời kỳ hiện nay.
2.1.4.2. Kết quả kinh doanh
Sau khi tách ra khỏi Tập đồn Bưu chính Viễn thơng VNPT, MobiFone đã được Chính phủ phê duyệt cho phép nâng cấp trở thành Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. Cùng với 2 nhà mạng là Viettel và Vinaphone (thuộc VNPT), đã tạo nên thế chân vạc MobiFone - Vinaphone - Viettel chiếm đến trên 90% thị phần dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Vốn điều lệ của Tổng công ty đã được tăng lên là 15.000 tỉ đồng vào cuối năm 2015.
Trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020), tính đến thời điểm kết thúc năm 2017, MobiFone đạt được các kết quả như sau:
- Lợi nhuận trước thuế đạt 5.589 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhà mạng này cũng đạt xấp xỉ 7,4%.
- Phát triển mới 19 triệu thuê bao, tăng trưởng 11% so với năm 2015. - Doanh thu tồn Tổng Cơng ty: 44.205 tỷ đồng
- Doanh thu Công ty mẹ: 39.669 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ: 5.589 tỷ đồng - Lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ: 4.471 tỷ đồng.
- Hoàn thành 100,01% kế hoạch.
Trong năm 2017, Tổng Công ty đẩy mạnh phát triển mạng lưới thông qua đầu tư các thiết bị vô tuyến 3G-4G để không ngừng mở rộng vùng phủ đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu đang gia tăng mạnh mẽ của khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu và hình ảnh của MobiFone. Dự kiến trong năm 2018, bên cạnh 47 dự án nhóm B chuyển tiếp, MobiFone sẽ triển khai 9 dự án nhóm B mới. Kế hoạch vốn năm 2018 dự kiến khoảng 10.200 tỷ đồng.
2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Quá trình đầu tư - xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngồi ra doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành kinh doanh có quy định riêng về đầu tư, xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định theo chuyên ngành, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với Tổng công ty viễn thông MobiFone nguồn vốn đầu tư là vốn nhà nước ngồi ngân sách nên quy trình quản lý đầu tư tuân theo các quy định của nhà nước, cụ thể như sau:
2.2.1. Xây dựng chủ trương, kế hoạch đầu tư
2.2.1.1. Quy định chung
- Đối với dự án nhóm A, B mới: HĐTV phê duyệt chủ trương đầu tư nhóm A, B hàng năm cho Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone để trình Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B mới.
- Đối với dự án nhóm A, B chuyển tiếp: Trình HĐTV xem xét danh mục dự án nhóm A, B để trình Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B chuyển tiếp; - Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B thực hiện hàng năm cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
- Dựa trên căn cứ Quyết định phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, HĐTV phê duyệt kế hoạch đầu tư nhóm A, B hàng năm, Người có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư nhóm A, B cho các đơn vị thực hiện dự án.
- Đối với dự án nhóm C: HĐTV phê duyệt kế hoạch đầu tư nhóm C hàng năm, Người có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư nhóm C hàng năm cho các đơn vị thực hiện dự án.
a. Trình tự và nội dung xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm
Đăng ký KHĐT Mục tiêu kinh doanh, kỹ
thuật, tổ chức cấp TCT
Xây dựng định mức đầu tư trong năm (tùy theo
tình hình kinh doanh) Báo cáo thực hiện
KHĐT trong năm trước
Hướng dẫn xây dựng KH đầu tư chi tiết
Xác định khung vốn đầu tư tồn
TCT
Nhóm A, B: Phê duyệt chủ trương
Nhóm C: Trình Lãnh đạo Cơng ty phê duyệt theo thẩm quyền
(HĐTV, TGĐ)
Nhóm A, B: Trình Bộ phê duyệt & Giải trình (nếu yêu
cầu)
B
ướ
c
1 Xây dựng các mục
tiêu trọng tâm trong năm KH Đánh giá KHĐT B ướ c 2 B ướ c 3 Bảo vệ KHĐT cấp TCT
Phê duyệt KHĐT nội bộ Bộ phê duyệt danh mục
Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông
Phê duyệt KHĐT điều chỉnh nội bộ Điều chỉnh OK OK NOK: Giải trình thêm
Bước 1: Xác định hạn mức vốn đầu tư hàng năm
- Ban TC chủ trì xác định hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch trình Tổng giám đốc, có làm rõ cơ cấu vốn vay, vốn tái đầu tư và các vốn khác, và đề xuất các phương án huy động vốn khả thi.
Các đơn vị phối hợp:
- Ban KHCL cung cấp kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch tới và kế hoạch đầu tư trong năm, 5 năm được Bộ TTTT phê duyệt (nếu có).
- Ban KT cung cấp Báo cáo tài chính trong năm hiện tại, dự báo kết quả Tài chính cuối năm hiện tại.
- Ban KT rà soát hiện trạng tài sản của Tổng công ty lập báo cáo trình Tổng giám đốc.
- Ban ĐT chủ trì đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện đầu tư của Tổng cơng ty theo các chương trình đầu tư so với kế hoạch đầu tư được giao trình Tổng giám đốc.
Các đơn vị phối hợp:
- Các đơn vị thực hiện dự án, các đơn vị được giao quản lý, vận hành và khai thác báo cáo đánh giá thực hiện đầu tư trong năm cho Ban KHCL, Ban ĐT, Ban TC, Ban KT.
- Ban KHCL cung cấp số liệu giao kế hoạch đầu tư trong năm hiện tại.
- Dựa trên báo cáo hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch, báo cáo rà soát hiện trạng tài sản của Ban KT, báo cáo thực hiện đầu tư của Ban ĐT. Ban TC chủ trì trình