Các nội dung cập nhật, bổ sung vào quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 82 - 93)

3.2.1.1. Quy định về phân cấp, ủy quyền và xác định chủ đầu tư

a. Quy định về phân cấp, ủy quyền

Tại thời điểm xây dựng và ban hành Quy trình quản lý đầu tư tạm thời, Tổng công ty Viễn thông MobiFone chưa có các quy định cụ thể về việc phân cấp, ủy quyền trong công tác đầu tư. Theo đó, các dự án đầu tư đều trình Hội đồng thành viên Tổng công ty phê duyệt (ngoại trừ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhà trạm có ủy quyền cho giám đốc các Ban QLDA hạ tầng phê duyệt theo quyết định số 1405/QĐ- MOBIFONE-ĐT ngày 03/08/2015).

Nội dung về phân cấp, ủy quyền trong công tác đầu tư hiện nay của Tổng công ty như sau:

Mục tiêu của việc phân cấp, ủy quyền trong công tác đầu tư:

- Tạo sự chủ động đồng thời tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc trong công tác đầu tư xây dựng, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ hiện tại của Tổng công ty và các quy định hiện hành của Nhà nước trong công tác đầu tư xây dựng.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền:

- Năng lực quản lý tới đâu phân cấp, ủy quyền tới đó.

- Chủ động, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định trong phạm vi được phân cấp.

- Mức độ phân cấp, ủy quyền được xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo nhu cầu đầu tư hàng năm, theo tính chất dự án, theo năng lực quản lý của người được phân cấp, ủy quyền, đảm bảo phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty.

- Người được ủy quyền: Không được ủy quyền tiếp công việc được ủy quyền cho người khác (trừ trường hợp được sự cho phép của người ủy quyền); Chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và pháp luật trong phạm vi ủy quyền.

Thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên:

- Hội đồng thành viên quyết định các dự án đầu tư có tổng mức đầu tư như sau:

+ Dự án công nghệ thông tin, Dự án hệ thống dịch vụ đa phương tiện và dịch vụ giá trị gia tăng, dự án truyền hình: Từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng;

+ Dự án mạng truyền dẫn quang, dự án hệ thống Core, vô tuyến, truyền dẫn viba, hệ thống hỗ trợ: Từ 80 tỷ đồng đến dưới 1500 tỷ đồng;

+ Dự án cơ sở hạ tầng, dự án công trình kiến trúc, các dự án khác: Từ 30 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

- Hội đồng thành viên có thể ủy quyền cho Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo tuân thủ các quy định hiện hành của Tổng công ty và pháp luật không bao gồm các nội dung đã được ủy quyền cho người khác.

Thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Hội đồng thành viên:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định và triển khai các thủ tục có liên quan đối với các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt có Tổng mức đầu tư như sau:

+ Dự án công nghệ thông tin, Dự án hệ thống dịch vụ đa phương tiện và dịch vụ giá trị gia tăng, dự án truyền hình: Từ 30 tỷ đồng đến dưới 45 tỷ đồng;

+ Dự án mạng truyền dẫn quang, dự án hệ thống Core, vô tuyến, truyền dẫn viba, hệ thống hỗ trợ: Từ 40 tỷ đồng đến dưới 80 tỷ đồng;

+ Dự án cơ sở hạ tầng, dự án công trình kiến trúc, các dự án khác: Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định và triển khai các thủ tục có liên quan đối với các dự án đầu tư có tính chất nghiên cứu hoặc thử nghiệm; dự án đầu tư phục vụ cho sản phẩm, dịch vụ mới; dự án đầu tư có sử dụng công nghệ mới lần đầu triển khai tại MobiFone theo ủy quyền của Hội đồng thành viên.

- Chủ tịch hội đồng thành viên có thể ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc cấp dưới quyết định đầu tư hoặc triển khai thực hiện một hoặc một số các thủ tục liên quan đối với các dự án trong phạm vi phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và nội dung quy định này.

Thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng giám đốc:

- Tổng giám đốc quyết định và triển khai các thủ tục có liên quan đối với các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của đơn vị đã được phê duyệt (không bao gồm các dự án đầu tư đã được Hội đồng thành viên phân cấp trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty) có tổng mức đầu tư như sau:

+ Dự án công nghệ thông tin, dự án hệ thống dịch vụ đa phương tiện và dịch vụ giá trị gia tăng, dự án truyền hình: Dưới 30 tỷ đồng;

+ Dự án mạng truyền dẫn quang, dự án hệ thống Core, vô tuyến, truyền dẫn viba, hệ thống hỗ trợ: Dưới 40 tỷ đồng;

+ Dự án cơ sở hạ tầng, dự án công trình kiến trúc, các dự án khác: Dưới 20 tỷ đồng.

- Tổng giám đốc có thể ủy quyền cho các Phó Tổng giám đốc hoặc cấp dưới quyết định đầu tư hoặc triển khai thực hiện một hoặc một số các thủ tục đối với các dự án trong phạm vi phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và theo phân công nhiệm vụ hiện hành của Tổng giám đốc cho các Phó Tổng giám đốc.

Thẩm quyền quyết định đầu tư của Giám đốc đơn vị trực thuộc:

- Phân cấp cho Giám đốc những đơn vị sau được quyết định các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của đơn vị đã được phê duyệt có Tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng:

+ Các Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; + Các Ban Quản lý dự án hạ tầng 1, 2, 3;

+ Các Trung tâm mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam; + Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và Giá trị gia tăng MobiFone; + Trung tâm Tính cước và thanh khoản MobiFone;

+ Trung tâm đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone; + Trung tâm Quản lý, điều hành mạng (NOC);

+ Trung tâm công nghệ thông tin.

- Giám đốc các đơn vị nêu trên có thể ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi phân cấp, ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.

- Nếu có các thay đổi, điều chỉnh về: Định mức, chế độ, đơn giá của nhà nước, tỷ giá ngoại tệ do nhà nước quy định mà dẫn đến tổng mức đầu tư vượt trên mức được phân cấp, ủy quyền quy định tại Điều này, Giám đốc các đơn vị được phép quyết định việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, đồng thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về quyết định của mình.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án:

- Giám đốc các đơn vị trực thuộc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các nội dung liên quan để triển khai các gói thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án được giao trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

- Tổng giám đốc phê duyệt hoặc ủy quyền cho các Phó Tổng giám đốc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các nội dung liên quan để triển khai các gói thầu trước khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư thuộc lĩnh vực do Phó Tổng giám đốc đó quản lý (theo phân công nhiệm vụ hiện hành của Tổng giám đốc cho các Phó Tổng giám đốc) đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc.

b. Xác định chủ đầu tư

Xác định Chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư do Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc quyết định đầu tư:

- Đối với các dự án đầu tư nằm trong kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt của các đơn vị có tên nêu trên: Đơn vị làm Chủ đầu tư.

- Người đại diện chủ đầu tư: Giám đốc đơn vị. Giám đốc đơn vị có thể ủy quyền cho Phó giám đốc đơn vị đó làm người đại diện Chủ đầu tư.

- Các dự án còn lại: Tổng công ty làm Chủ đầu tư:

+ Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên: Người đại diện Chủ đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc các Phó Tổng giám đốc làm người đại diện chủ đầu tư.

+ Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng giám đốc Tổng công ty: Người đại diện Chủ đầu tư là Tổng giám đốc Tổng công ty. Tổng giám đốc có thể ủy quyền cho các Phó Tổng giám đốc làm Người đại diện chủ đầu tư.

+ Tổng công ty có thể giao cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty làm Chủ đầu tư hoặc Tổng công ty có thể ủy quyền cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện một phần hoặc toàn bộ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ đầu tư theo quy định hiện hành. Khi đó, Giám đốc các đơn vị làm Người đại diện chủ đầu tư.

3.3.1.2. Quy định về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng

a. Thẩm định dự án

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định: Thiết kế cơ sở của dự án nhóm A, nhóm B trở xuống do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư; Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của công trình cấp đặc biệt, cấp I (đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư.

- Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của công trình cấp cấp II, cấp III (đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh) do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư.

- Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung khác của Báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; Chủ trì tổ chức thẩm định dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng; Chủ trì tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật (bao gồm thiết kế bản vẽ thi công và dự toán) của công trình cấp IV. b. Thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình từ cấp III trở lên của dự án thuộc chuyên ngành do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình quyết định đầu tư.

- Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định nêu trên.

- Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ và tổng hợp kết quả thẩm định trình phê duyệt thiết kế và dự toán; Chủ trì thẩm định thiết kế và dự toán của công trình cấp IV, công trình xây dựng lưới điện trung áp.

c. Các nội dung khác liên quan đến thẩm định

- Đối với dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên thuộc đối tượng do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định.

- Đối với dự án gồm nhiều công trình có loại, cấp công trình khác nhau, cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thẩm định công trình chính hoặc công trình có cấp cao nhất của dự án.

- Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của dự án có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng có cấu phần xây dựng gồm các hạng mục công trình, công việc không quyết định đến mục tiêu đầu tư, an toàn trong vận hành, sử dụng và có tỷ trọng chi phí phần xây dựng nhỏ hơn 15% tổng mức đầu tư dự án; chủ trì thẩm định đối với báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.

3.3.1.3. Cập nhật bổ sung công tác tạm ứng, thanh toán quyết toán dự án

a. Tạm ứng:

Việc tạm ứng vốn phải quy định trong hợp đồng, thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực, phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình triển khai của hợp đồng.

Đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng.

Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng và tuân thủ theo các quy định hiện hành. Mức tạm ứng được quy định như sau:

- Đối với hợp đồng tư vấn

+ Tạm ứng 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng; + Tạm ứng 20% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng; - Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

+ Tạm ứng 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; + Tạm ứng 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)