Giám sát và đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 57 - 62)

2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2.2.7. Giám sát và đánh giá đầu tư

2.2.7.1. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau: theo dõi dự án đầu tư, kiểm tra dự án đầu tư và đánh giá dự án đầu tư.

Theo dõi dự án đầu tư:

- Cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện dự án; khối lượng thực hiện; chất lượng cơng việc; các chi phí; các biến động.

- Cập nhật tình hình quản lý thực hiện dự án: lập kế hoạch triển khai; chi tiết hóa kế hoạch triển khai các nội dung quản lý thực hiện dự án; cập nhật tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch; cập nhật tình hình bảo đảm chất lượng và hiệu lực quản lý dự án;

- Cập nhật tình hình xử lý, phản hồi thơng tin: tình hình bảo đảm thơng tin báo cáo; tình hình xử lý thơng tin báo cáo; tình hình và kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh;

- Kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

2.2.7.2. Kiểm tra dự án đầu tư

+ Chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường xuyên dự án đầu tư do mình làm Chủ đầu tư.

+ Người có thẩm quyền quyết định đấu tư: Tổ chức kiểm tra dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư ít nhất 01 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng; Tổ chức kiểm tra các dự án đầu tư khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên; Các trường hợp kiểm tra khác khi cần thiết;

- Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của chủ đầu tư:

+ Kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án;

+ Việc chấp hành các quy định liên quan đến quản lý đầu tư của các Ban QLDA, đơn vị được giao triển khai thực hiện dự án và các nhà thầu;

+ Năng lực quản lý thực hiện dự án của các Ban QLDA, đơn vị được giao triển khai thực hiện dự án và các nhà thầu;

+ Phát hiện và kiến nghị HĐTV, TGĐ/GĐ các đơn vị trực thuộc xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các Ban QLDA, đơn vị được giao triển khai thực hiện dự án, các nhà thầu.

- Nội dung kiểm tra dự án đầu tư của người quyết định đầu tư:

+ Việc chấp hành quy định về: lựa chọn nhà thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường, sinh thái;

+ Năng lực quản lý thực hiện dự án chủ đầu tư;

+ Giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các Ban QLDA, đơn vị được giao triển khai thực hiện dự án.

2.2.7.3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư

+ Đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực của dự án, bảo đảm thực hiện dự án đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

+ Đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt dự án; những vướng mắc, phát sinh mới do yếu tố khách quan, hoặc do các yếu tố chủ. Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

- Đánh giá giữa kỳ:

+ Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư. + Đánh giá mức độ hồn thành khối lượng cơng việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch thực hiện dự án đã được phê duyệt.

+ Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh thiết kế, mục tiêu của dự án (nếu cần).

+ Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và quản lý thực hiện dự án.

- Đánh giá kết thúc:

+ Đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư dự án;

+ Đánh giá quá trình thực hiện dự án: hoạt động quản lý thực hiện dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của dự án; các nguồn lực đã huy động cho dự án; các tác động của dự án; tính bền vững và các yếu tố bảo đảm tính bền vững của dự án;

+ Các bài học rút ra sau quá trình thực hiện dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết.

- Đánh giá đột xuất:

+ Xác định tình trạng và bản chất những phát sinh ngoài dự kiến;

+ Xác định các ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của dự án;

+ Kiến nghị các biện pháp can thiệp, đơn vị thực hiện và thời hạn hoàn thành.

2.2.7.4. Tổ chức thực hiện đánh giá dự án đầu tư

- Chủ đầu tư chủ trì triển khai dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, giữa kỳ và kết thúc dự án đầu tư.

- Người có thẩm quyền đánh giá đột xuất dự án đầu tư thuộc quyền quản lý của mình, phù hợp với quy mơ, tính chất của dự án.

- Các đơn vị thực hiện đánh giá dự án đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chuyên gia, tổ chức tư vấn để đánh giá dự án đầu tư.

- Trường hợp phải thuê tư vấn đánh giá dự án đầu tư thì các chuyên gia, tổ chuyên gia, tổ chức tư vấn đánh giá dự án đầu tư được thuê phải có đủ điều kiện năng lực.

- Chi phí cho cơng tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư do chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

2.2.7.5. Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư

Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm các nội dung sau: theo dõi tổng thể đầu tư, kiểm tra tổng thể đầu tư và đánh giá tổng thể đầu tư.

- Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư

+ Cập nhật tình hình ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền.

+ Cập nhật tình hình lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty.

+ Cập nhật tình hình lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của Tổng công ty.

+ Cập nhật tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư; tình hình nợ đọng vốn trong đầu tư; tình trạng lãng phí, thất thốt trong đầu tư.

+ Cập nhật việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư. - Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.

+ Kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của Tổng công ty.

+ Kiểm tra việc phân bổ và quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư của Tổng công ty (mục tiêu, đối tượng, mức huy động các nguồn vốn và tình hình thực hiện vốn đầu

tư; kết quả, hiệu quả đầu tư); tình trạng nợ đọng trong đầu tư; tình trạng lãng phí, thất thốt trong đầu tư.

+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

2.2.7.6. Kiểm tra, giám sát và theo dõi hoạt động lựa chọn nhà thầu

- Kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu: bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.

- Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm: Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu, phân cấp trong lựa chọn nhà thầu; Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng; Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt; Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác lựa chọn nhà thầu; Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi về công tác lựa chọn nhà thầu.

- Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Đồn kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý.

2.2.7.7. Giám sát, theo dõi hoạt động lựa chọn nhà thầu

Nội dung giám sát, theo dõi hoạt động lựa chọn nhà thầu trong việc tuân thủ quy định pháp luật về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thương thảo hợp đồng;

- Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Hồn thiện và ký kết hợp đồng: Q trình hồn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 57 - 62)