Thực hiện dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 47 - 54)

2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2.2.4. Thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ vào dự án đầu tư được phê duyệt, tùy theo từng loại dự án để tiến hành công tác thực hiện các công việc sau:

- Khảo sát xây dựng; Thiết kế xây dựng; Xin phép xây dựng (đối với dự án ĐTXD cơng trình)

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công xây lắp, cung cấp thiết bị; - Thương thảo và ký kết hợp đồng- tư vấn, thi công xây lắp, cung cấp thiết bị - Triển khai thực hiện hợp đồng.

2.2.4.1. Khảo sát xây dựng

a. Trình tự thực hiện khảo sát

B1: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; B2: Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng;

B3: Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; B4: Thực hiện khảo sát xây dựng;

B5: Giám sát công tác khảo sát xây dựng; B6: Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; B7: Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

b. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng

- Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp cơng trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

- Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

- Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp cơng trình xây dựng, loại hình khảo sát.

c. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng - Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.

- Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát. - Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

d. Phê duyệt.

- Chủ đầu tư thực hiện việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với quy định .

2.2.4.2. Thiết kế xây dựng

a. Quy định chung

- Đối với dự án đầu tư xây dựng Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.

- Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mơ, tính chất, loại và cấp cơng trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

- Thiết kế xây dựng cơng trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:

+ Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;

+ Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;

+ Thiết kế theo các bước khác (nếu có).

- Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự tốn xây dựng cơng trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

Lưu ý: Tùy theo tính chất, quy mơ các loại dự án khác có thể tham khảo nội dung thiết kế theo nội dung thiết kế của dự án ĐTXD.

b. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng (theo quy định của Luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn)

c. Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở - Phương án kiến trúc.

- Phương án cơng nghệ (nếu có). - Cơng năng sử dụng.

- Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì cơng trình. - Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu, chỉ dẫn kỹ thuật. - Phương án phòng, chống cháy, nổ.

- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng. d. Thẩm định thiết kế đối với các dự án có yếu tố xây dựng

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng của nhà nước theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự tốn xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước để thẩm định.

- Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ và nội dung khác (nếu có).

e. Thẩm định thiết kế đối với các dự án không yếu tố xây dựng

- Cơ quan thẩm định của người quyết định đầu tư, của chủ đầu tư tổ chức thẩm định.

f. Phê duyệt thiết kế

- Người có quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.

- Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng cơng trình.

2.2.4.3. Xin cấp phép xây dựng và khởi cơng cơng trình

a. Xin cấp phép xây dựng

Trước khi khởi cơng xây dựng cơng trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật quy định của Luật Xây dựng (gồm cả các trường hợp xin điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép (nếu có)

b. Khởi cơng xây dựng cơng trình:

Việc khởi cơng xây dựng cơng trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao tồn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

- Có giấy phép xây dựng đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng;

- Có thiết kế bản vẽ thi cơng của hạng mục cơng trình, cơng trình khởi cơng đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

- Có hợp đồng thi cơng xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

- Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng cơng trình;

- Có biện pháp bảo đảm an tồn, bảo vệ mơi trường trong q trình thi cơng xây dựng.

2.2.4.4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

a. Nguyên tắc triển khai

Các gói thầu: Mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế sẽ không được nêu xuất xứ, nhãn hiệu hàng hố. Trường hợp khơng thể mơ tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế cơng nghệ, tiêu chuẩn cơng nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalogue của một sản

phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalogue đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn cơng nghệ và các nội dung khác (nếu có).

b. Các hình thức lựa chọn nhà thầu và quy trình triển khai:

- Tuân thủ quy định về đấu thầu theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 của Chủ tịch Quốc hội và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và thông tư hướng dẫn liên quan.

2.2.4.5. Hợp đồng

a. Nguyên tắc chung

Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện tồn bộ phạm vi cơng việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội dung liên quan đến việc sử dụng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.

b. Các loại hợp đồng

- Hợp đồng trọn gói.

- Hợp đồng theo đơn giá cố định. - Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. - Hợp đồng theo thời gian.

c. Hồ sơ hợp đồng

- Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây: + Văn bản hợp đồng;

+ Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Ngoài các tài liệu quy định trên, tùy theo quy mơ, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

- Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

- Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Các tài liệu có liên quan.

- Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

d. Điều kiện ký kết hợp đồng.

- Tuân thủ quy định về đấu thầu theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 của Chủ tịch Quốc hội và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các Thông tư hướng dẫn liên quan. f. Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn

- Tuân thủ quy định về đấu thầu theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 của Chủ tịch Quốc hội và có hiệu lực từ ngày 01/07/2014; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các Thông tư hướng dẫn liên quan. g. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện.

- Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

- Căn cứ quy mơ, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

- Nhà thầu khơng được hồn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực; + Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

h. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

- Việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng (nếu có).

- Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

- Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.

- Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt giá gói thầu hoặc dự tốn được phê duyệt. Trường hợp dự án, dự tốn mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm khơng vượt tổng mức đầu tư, dự tốn mua sắm được phê duyệt.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng

được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định

- Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây: + Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

+ Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

+ Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của nhà thầu gây ra.

- Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hồn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hồn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (1) (Trang 47 - 54)