Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại trung tâm điều hành kinh doanh in viettel (Trang 30 - 36)

Để đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, các khoản vật tư dự trữ có được sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp…Thông qua việc phân tích chỉ số tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bao gồm hai chỉ tiêu quan trọng là: Vòng quay vốn lưu động và tốc độ chu chuyển vốn lưu động (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011)

1.3.1.1. Vòng quay vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm.

Công thức tính toán như sau:

L=M VLĐBQ

Trong đó:

L: Vòng quay của vốn lưu động

M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.

VLĐBQ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

 Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:

VLĐBQkỳ= VLĐđầu kỳ+ VLĐcuối kỳ 2

 Vốn lưu động bình quân năm (VLĐBQnăm) được tính như sau:

VLĐBQnăm=

VLĐđầu tháng 1

2 + VLĐđầu tháng 2+… VLĐđầu tháng 12+VLĐcuối tháng 12 2

12

1.3.1.2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (thời gian luân chuyển vốn lưu động): là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động hay độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ.

Công thức tính toán như sau: K=VLĐBQkỳx Nkỳ Mkỳ , hay K= Nkỳ Lkỳ Trong đó:

K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Lkỳ: Vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Nkỳ: Là số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày)

Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại.

Để so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận của vốn lưu động (vốn lưu động trọng dự trữ, sản xuất và lưu thông).

 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ: Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ:

Ldt=Mdt VLĐBQdt

Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:

Kdt=VLĐBQdtx360 Mdt

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất: Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất:

Lsx=Msx VLĐBQsx

Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất:

Ksx=VLĐBQsxx360 Msx

 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông: Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông:

Llt=Mlt VLĐBQlt

Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:

Klt=VLĐBQltx360 Mlt

Trong đó:

Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.

Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.

VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.

Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.

Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dưa theo đặc điểm luân chuyển vốn ở mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho bộ phận vốn. Chẳng hạn, ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm). Mức luân chuyển của bộ phận vốn lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.

1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:

Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Hay nói cách khác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.

Công thức tính toán như sau:

Vtktđ=M1

360x K1-VLĐBQ0=VLĐBQ1−VLĐBQ0

Trong đó:

Vtktđ: Mức tiết kiệm tuyệt đối Vốn lưu động

VLĐBQ0, VLĐBQ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch

K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.

Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo.

1.3.2.2. Mức tiết kiệm tương đối:

Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (tạo ra doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.

Công thức tính toán như sau:

Vtktgđ=M1

360 x (K1- K0¿

Trong đó:

Vtktgđ: Mức tiết kiệm tương đối Vốn lưu động

K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K0: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và thời gian luân chuyển VLĐ bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn kỳ báo cáo.

1.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

1.3.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần (hay hảm lượng vốn lưu động trong doanh thu thuần). Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối với nghành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao. Còn đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu thấp.

1.3.5. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động

Mức sinh lợi vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Như vậy, với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu lưu thông và vận động theo vòng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quản hơn như: tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao mức sinh lợi. Và qua đó chúng ta thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại trung tâm điều hành kinh doanh in viettel (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)