Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại trung tâm điều hành kinh doanh in viettel (Trang 45 - 52)

2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm

TTIN là đơn vị kinh doanh thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, vì vậy trong sự hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự quản trị, điều hành, kiểm tra, giám sát của Tập đoàn và Công ty mẹ. Mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm đều phải phù hợp với mục tiêu và lợi ích chung của Tập đoàn. Các sản phẩm, dịch vụ in của Trung tâm sản xuất ra trước hết đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn mà tác giả luận văn gọi là nhu cầu nội bộ. Trung tâm có mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khác trong Tập đoàn, các mối quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng. Tuy nhiên, Trung tâm cũng mở rộng kinh

doanh các sản phẩm dịch vụ thị trường có nhu cầu. Khi mới thành lập, doanh thu phục vụ nhu cầu nội bộ chiếm 70% doanh thu toàn Trung tâm.

Với thời gian hơn 8 năm hình thành và phát triển của Trung tâm kể trên, phần lớn thời gian là hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, kết quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực in được hạch toán chung với các lĩnh vực viễn thông khác. Đến nay Trung tâm đã hạch toán độc lập với Tập đoàn nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ và được khoán các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh hàng năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã không ngừng được cải thiện hơn qua các năm.

Các sản phẩm dịch vụ chính của Trung tâm gồm:

- Sản xuất kinh doanh các loại thẻ cào bảo mật như: thẻ cào viễn thông, thẻ cào game, thẻ mã key phần mềm, thẻ cào khuyến mãi,…phục vụ cho mạng di động Viettel Telecom và 11 mạng viễn thông khác của Viettel tại nước ngoài.

Thẻ cào bảo mật được sản xuất bằng công nghệ in flexo, trên dây chuyền in hiện đại Gamma 430 hãng Edale của Anh. Sản phẩm in đạt chất lượng cao và đạt độ bảo mật tuyệt đối. Công suất ước đạt 2 tỷ thẻ một năm.

- In ấn thông báo cước cho các thuê bao thuộc mạng Viettel Telecom.

Cả hai mảng sản phẩm này hiện ngày càng có xu hướng giảm vì xu thế phát triển các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán internet,… khách hàng có xu hướng không sử dụng thẻ cào điện thoại và ít cần tới các thông báo cước hàng tháng.

Hình 2.3. Hình ảnh phân xưởng in Flexo tại Nhà máy in Viettel Hà Nội

(Nguồn: viettelprinting.com.vn)

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì giấy: Đây là mảng sản phẩm có cơ hội phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam. Trung tâm có ưu điểm được đầu tư 03 dây chuyền in Offset 6 mầu hiện đại bậc nhất hiện nay và được đặt tại hai Nhà máy in Hà Nội và Nhà máy in Hồ Chí Minh để phục vụ cho 2 thị trường chính là miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất bao bì top 3 tại Việt Nam, hiện nay sản phẩm của Trung tâm đã được nhiều hãng lớn tin dùng như: Hữu Nghị, Kinh đô, Orion, Cà phê Trung Nguyên, Vinamilk, Sabeco, Samsung, Canon, …

- Ngoài ra Trung tâm còn in các loại hóa đơn giá trị gia tăng, tem nhãn chống hàng giả, lịch và các loại sách báo ấn phẩm.

Bên cạnh việc sản xuất các loại sản phẩm in như trên, Trung tâm còn tham gia kinh doanh thương mại các loại vật tư ngành in như giấy, mực, … và các sản phẩm in hoàn thiện khác.

Hình 2.4. Hình ảnh dây chuyền in Offset Heidelberg hiện đại tại Nhà máy in

(Nguồn: viettelprinting.com.vn)

Với đặc thù kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế phức tạp với các đơn vị trong Tập đoàn và ngoài Tập đoàn như trên, để duy trì hoạt động và phát triển Trung tâm đòi hỏi phải có nguồn tài chính vững mạnh. Vì vậy công tác sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là đặc biệt quan trọng và cần thiết phải quản trị tốt, nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn của Trung tâm.

2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất

Cũng giống như nhiều ngành kỹ thuật khác, in là một ngành có công nghệ sản xuất rất đặc trưng và riêng biệt. Ở thời điểm ban đầu khi ngành in chưa phát triển và chưa có sự hỗ trợ của máy tính thì công nghệ in phổ biến là công nghệ in Typo sắp chữ thủ công. Hiện nay, công nghệ in Typo sắp chữ thủ công đã không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là công nghệ in offset và công nghệ in Flexo. Cho dù sử dụng công nghệ in Offset hay công nghệ in Flexo, một sản phẩm in hoàn chỉnh đều phải qua các quy trình công nghệ sau:

Thiết kế mẫu mã: Đây là khâu đầu tiên của quy trình in sản phẩm. Khách hàng có nhu cầu in sẽ mang đến mẫu in (hay maket) hoặc nhờ doanh nghiệp thiết kế

Thiết kế mẫu mã Chế Bản Bình Bản Phơi Bản

IN

Hoàn thiện sau In

SẢN PHẨM IN

Dập hộp Cán láng Đóng quyển Bế Dán nhãn Cắt, xén mẫu in riêng cho mình. Đây là giai đoạn mà công ty in dựa trên mẫu thiết kế của khách hàng để ước lượng, tính toán ra lượng giấy, mực và vật tư in được sử dụng và từ đó tính toán ra giá bán của sản phẩm in.

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình công nghệ In.

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công nghệ , TTIN)

Chế bản: Khâu chế bản bao gồm hai khâu nhỏ là đồ họa vi tính và chế bản phân màu. Sau khi thiết kế mẫu cho khách hàng, các kỹ thuật viên của công ty sẽ đưa mẫu in lên máy tính, sử dụng cho phần mềm đồ họa để chỉnh sửa, pha trộn màu sắc, lựa chọn độ tương phản, đậm nhạt…theo đúng yêu cầu của khách hàng. Khâu chế bản là một khâu vô cùng quan trọng, quyết định đến màu sắc và chất lượng sản phẩm in theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Bình bản: Bình bản là quá trình sắp xếp các đối tượng (chữ, hình ảnh, họa tiết…) theo một cách trình bày nào đó sao cho trên một khuôn giấy in được nhiều sản phẩm nhất. Khâu bình bản sẽ quyết định đến số lượng giấy in cũng như lượng vật tư cần in, vì vậy có thể nói đây là một khâu quan trọng giúp tiết kiệm giá thành sản phẩm…

Phơi bản: Trong giai đoạn phơi bản, phim được tạo ra trong khâu chế bản và bình bản sẽ được tráng lên một tấm kẽm có phủ hóa chất chuyên dụng. Dưới tác dụng của đèn tia cực tím, các phần tử in sẽ bám lên bề mặt của tấm kẽm. Sau khi làm đủ các bước, ta sẽ được một bản kẽm đúng tiêu chuẩn và chuyển sang bộ phận in.

In: Đây là khâu quan trọng nhất của toàn bộ quá trình in sản phẩm. Tấm kẽm tạo ra từ khâu phơi bản sẽ được cuộn vào những lô tròn trên máy in. Cùng với mực in, các lô tròn này sẽ lăn trên bề mặt của giấy in và in thành những sản phẩm theo đúng yêu cầu.

Hoàn thiện sau in: Sau khi sản phẩm đã được in ra, tùy vào yêu cầu riêng của khách hàng mà sản phẩm in sẽ được tiếp tục gia công và hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh như cắt, xén, bế… Sau khâu gia công và chế biến này, ta mới có được một sản phẩm in hoàn chỉnh.

2.1.2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu

- Nguồn nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty là giấy in và mực in.

Giấy: Nguyên liệu giấy Công ty sử dụng cho sản xuất chủ yếu là từ nguồn ngoại nhập. Có 3 loại giấy chính:

Giấy Duplex các định lượng (250, 300, 350, 450 g/m2.. . .): dùng để in bao bì hộp các loại.

Giấy IVORY các định lượng (220, 310… g/m2 ): In các loại thuốc lá xuất khẩu, hộp thuốc tân dược…

Giấy tráng nhôm: dùng để in các loại nhãn, hộp cao cấp . . .

Các loại đề can: Dùng để in tem nhãn bánh kẹo, nước khoáng, dầu ăn . . . Màng nhôm: Dùng để in ép vỉ thuốc tân dược

Màng BOPP: Dùng để cán láng

Mực in và hoá chất: Công ty sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao nhập từ Đức, Hàn Quốc và Nhật...

- Sự ổn định của các nguồn cung cấp này

Do ký kết các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp với các Nhà sản xuất nguyên vật liệu nước ngoài, không qua khâu trung gian, giá đầu vào của các nguyên liệu chính như: màng nhôm, giấy, mực … luôn là giá tốt nhất trên thị trường vào tõng thời điểm. Các nhà phân phối nước ngoài đều là nhà cung cấp lớn nên nguồn hàng luôn được đảm bảo ổn định.

Các nhà cung cấp chính:

Johs-Rieckerman (Anh, Đức): Mực in

Melchers Techexport GMBH (Đức): Màng nhôm KPT Co., Ltd (Hàn quốc): Giấy in

PT.Surya Pamenang (Hàn quốc): Giấy in Hanwha Corporation (Hàn quốc): Giấy in Hengfeng . . . : Giấy in

Trong năm những năm gần đây, tình hình giấy nguyên liệu có những biến động mạnh mẽ, giá giấy không ngừng tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp bao bì và in ấn lâm vào tình trạng khó khăn. Đối phó với tình hình này, Trung tâm đã nỗ lực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu với giá nguyên liệu tốt nhất, duy trì một tỉ lệ tồn kho hợp lý và theo dõi thông tin chặt chẽ những biến động trên thị trường nguyên liệu, để kịp thời nhập hoặc bán nguyên vật liệu cho phù hợp từng giai đoạn nhằm bảo toàn vốn. Đồng thời, Trung tâm đã từng bước thuyết phục thành công khách hàng nâng cao đơn giá in ấn để bù đắp cho sự tăng lên của nguyên liệu đầu

vào. Nhờ những chính sách hiệu quả trên, trong năm gần đây, dù chịu ảnh hưởng của thị trường, Trung tâm vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định, đạt được mức tăng trưởng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại trung tâm điều hành kinh doanh in viettel (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)