Ngay từ khi mới thành lập, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới và theo thời gian, số lượng các nhà đầu tư vào ngành sản xuất, lắp ráp ô tô không ngừng tăng mạnh. Có thể kể đến các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam như: Mekong Corporation, Vinastar, Vindaco, Toyota Viet Nam, Huyndai Viet Nam, Honda VietNam,… Qua đó có thể thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng đúng nghĩa cho ngành công nghiệp ô tô với chính sách ưu đãi từ Chính Phủ. Bên cạnh đó, một trong những lợi thế cạnh tranh rõ rệt nhát là lực lượng lao động trẻ, đông đảo, và chi phí lao động thấp hơn tương đối so với các nước có chung điều kiện tương đương. Đây là một lợi thế mạnh của Việt Nam nhất là trong công đoạn lắp ráp ô tô bởi công đoạn này đòi hỏi số lượng nhân công lớn. Tuy nhiên, trong sản phẩm ô tô, giá trị nhân lực chỉ chiếm 5-6% một tỉ lệ rất nhỏ. Tuy Việt Nam mỗi năm đầu tư rất nhiều tiền để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, các trường đại học tạ tại Việt Nam cũng đào tạo một lượng lớn kỹ sư mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết kỹ sư Việt Nam khi ra trường đều có kiến thức cơ bản nhưng trình độ tay nghề không cao, do thiếu thực hành cũng như kinh nghiệm thực tế. Ngay cả các liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam
cũng chỉ thực hiện các công đoạn cơ bản như sơn, gò, hàn, lắp rap chứ chưa đi sâu vào những công đoạn đòi hỏi trình độ và tay nghề cao.
Ngoài ra một khó khăn với các doanh nghiệp ô tô đang phải đối mặt là cơ sở hạ tầng của Việt Nam luôn trong tình trạng chưa hoàn thiện quy mô nhỏ, hầu hết chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, chưa tạo kết nối liên hoàn về giao thông. Bởi vây để giảm gánh nặng về giao thông, Việt Nam đã và đang sử dụng thuế như một công cụ để hạn chế phương tiện ô tô cá nhân. Bởi vậy, để xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phát triển, có thể coi ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của cả nước trong quá trình tiến lên hiện đại hóa, việc nâng cao kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng
Qua đó, có thể thấy các điều kiện yếu tố đầu vào của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay thiếu rất nhiều. Sau bao năm phát triển và nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp ô tô, những gì chúng ta có hiện nay chỉ là tiềm năng. Nếu nhìn nhận vấn đề khi đánh giá các điều kiện yếu tố đầu vào là một trong những yếu tố của mô hình kim cương trong lý thuyết lợi thế cạnh của M.Porter thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chỉ có lợi thế ở yếu tố đầu vào cơ bản như: Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, lợi thế về nguồn nhân lực với chi phí thấp. Bởi vậy, cần có giải pháp nâng cao hiệu suất khai thác các yếu tố đầu vào hợp lý hơn.
2.5. Tác động của thuế quan đối với hàng ô tô nhập khẩu và thách thức với ngành ô tô trong nƣớc