Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững trong chiến lược giảm nghèo ở từng Quốc gia, từng địa phương có thể thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng cũng có thể là những tác động dài theo suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhóm yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tác động trực tiếp, và nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình giảm nghèo bền vững (GNBV) và tùy vào từng cá nhân, từng hộ gia đình, hay từng nhóm đối tượng nghèo sẽ chịu những mức độ tác động khác nhau từ những yếu tố này để có thể thoát nghèo bền vững, hoặc vẫn bị duy trì nghèo.

Một số yếu tố có ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững của người nghèo sau đây:

Thứ nhất, nhóm yếu tố khách quan: bối cảnh hội nhập mở rộng sản xuất công nghiệp làm cho quá trình đô thị hóa trở nên mạnh mẽ đối với các khu

trong các lĩnh vực (thương mại, khoa học công nghệ, các trợ giúp về vốn, trợ giúp về xã hội, môi trường…), nhưng ngược lại cũng đặt ra nhiều thách thức (năng lực, nguồn lực cần đáp ứng, cam kết thực hiện,…). Những cơ hội từ bối cảnh hội nhập, quá trình đô thị hóa sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, người nghèo do thiếu trình độ, thiếu kỹ năng, thiếu tiếng nói trong xã hội nên khó tiếp cận được thông tin và các thị trường ổn định. Mặc dù có nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên người nghèo vẫn có nguy cơ duy trì nghèo, và tái nghèo cao, do thiếu năng lực bắt kịp với trình độ phát triển. Đối với người nghèo những cơ hội trên có thể trở thành những thách thức, bất lợi.

Những biến động của nền kinh tế toàn cầu, của mỗi quốc gia, hay của biến đổi khí hậu đều có những ảnh hưởng rất đáng kể tới các nền kinh tế sở tại hay các nền kinh tế liên quan. Có thể nói, những tác động từ các biến động này chủ yếu mang lại nhiều thiệt hại đối với các nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào những mức độ tác động, và phụ thuộc vào năng lực chống chịu của mỗi nền kinh tế. Trong bối cảnh này, người dân ít, nhiều đều gánh chịu những ảnh hưởng đó, đặc biệt người nghèo, vì họ thiếu năng lực phòng chống, và khó bình ổn khi gặp phải các cú sốc từ những biến động trên.

Đối với lĩnh vực phát triển khoa học - công nghệ, sự bùng nổ của làn sóng khoa học - công nghệ là cả một quá trình dài tích hợp những nguồn tri thức mới. Ngoài việc tiếp nhận, tiếp cận, và học hỏi, khoa học - công nghệ còn giúp kích thích, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong nước, làm tăng năng suất; chất lượng, và đa dạng hóa sản phẩm… Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng của khoa học – công nghệ hiện nay, việc tiếp cận, lựa chọn, và vận hành được một công nghệ phù hợp, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người là rất quan trọng để làm chủ được công nghệ. Như vậy, dù ở góc độ nào, con người luôn được đặt vào vị trí trọng tâm

của mọi vấn đề. Bởi thế, mỗi một giai đoạn phát triển, các chuẩn mực để đảm bảo chất lượng sống cho con người ngày càng có nhiều khía cạnh chú trọng, đặc biệt đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương, được thể hiện thông qua các báo cáo như: Chỉ số phát triển triển con người (HDI), chỉ số nghèo con người (HPI),…

Mặc dù là những tác động gián tiếp đến người nghèo ở đô thị, nhưng những yếu tố của môi trường bên ngoài đều có những ảnh hưởng rất đáng kể đến công cuộc giảm nghèo nói chung, cho từng vùng, từng khu vực nói riêng. Trong khi đó, đối với nhiều đô thị ngoài việc nắm giữ những vai trò chủ đạo về chính trị, kinh tế - xã hội, còn mang lại những đóng góp đầu kéo về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, và quốc gia. Đồng thời là khu vực tiếp cận, và lan tỏa nhanh nhất những cơ hội về khoa học - công nghệ, thông tin, những tiến bộ về phát triển xã hội, tạo ra nhiều cơ hội cho dân cư đô thị về giáo dục, việc làm… Vì vậy, giải quyết các tình trạng nghèo đô thị, nâng cao mức sống cho người nghèo, và đảm bảo chất lượng sống bình đẳng cho mọi người dân khu vực đô thị cần phải xây dựng được các giải pháp giảm nghèo phù hợp.

Thứ hai, nhóm yếu tố về chính sách của Chính phủ và địa phương (các chính sách và công tác tổ chức triển khai, thực hiện hỗ trợ từ chính sách): nghiên cứu không đi vào phân tích sâu ở đây, nhưng rõ ràng các chính sách là một yếu tố rất quan trọng, là một bộ công cụ hữu hiệu để hiện thực các hoạt động trợ giúp, tạo năng lực, thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo... Các chính sách, chương trình giảm nghèo được xây dựng có cơ sở khoa học từ thực tiễn đầy đủ, và toàn diện, các mục tiêu giảm nghèo có tính giải quyết lâu dài và thực thi, cùng với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ nghiêm túc sẽ giúp cho người nghèo được tiếp cận đầy đủ các hoạt động trợ cấp, tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phân phối của xã hội, tiếp cận được các phương thức xây dựng năng lực, phục hồi và phát triển sinh kế ổn định để thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, các chính sách của thành phố/địa phương, là những giải pháp

cơ sở thiết thực nhất. Việc triển khai chính sách được thực hiện chặt chẽ, khoa học ngay từ những khâu đầu tiên sẽ bám sát được đối tượng, và đánh giá các vấn đề của nghèo đúng bản chất, các đối tượng nghèo được tiếp cận trợ cấp đầy đủ, đúng quy định… Đây chính là một trong những giải pháp cơ sở hữu hiệu cho GNBV.

Các yếu tố nguồn lực (tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ, tài nguyên,..) là những điều kiện cần thiết, quan trọng giúp triển khai thuận lợi tất cả những kế hoạch, và thực hiện các chương trình giảm nghèo hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế các yếu tố nguồn lực của Chính phủ còn nhiều hạn hẹp so với số lượng người nghèo cần được trợ giúp. Do vậy, việc xây dựng và phân bổ nguồn lực cho giảm nghèo cần đảm bảo tính tập trung, công bằng và không dàn trải…

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo có thể được coi là những công việc cuối cùng của một quá trình triển khai, và thực hiện các chính sách. Nó cho phép nhìn thấy kết quả, và chất lượng của quá trình giảm nghèo, giúp cho quá trình tiếp nhận các phản hồi lại đầy đủ, đúng bản chất. Nếu như việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện khoa học, chặt chẽ và nghiêm ngặt, sẽ cho thấy những mặt đạt được và mặt còn hạn chế của chính sách và cách thức thực hiện…. Đồng thời, giúp cho công việc

sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách kịp thời, phù hợp tình hình thực tế, cũng như việc thực hiện các kế hoạch giảm nghèo tiếp theo đạt kết quả thực thi.

Thứ ba là nhóm yếu tố chủ quan: (i) Năng lực của người nghèo (giáo dục, trình độ học vấn, các kỹ năng, vốn xã hội...): đây là nhóm các yếu tố rất căn bản, và cần thiết, giúp cho các cá nhân, và hộ nghèo tiếp cận được các cơ hội, xây dựng được phương thức phù hợp để phát triển kinh tế, ổn định sinh kế vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận liên quan đến các khái niệm cơ bản được sử dụng để phân tích các nội dung của luận văn. Đồng thời cũng nêu bật tính cấp thiết, mục đích, mục tiêu và ý nghĩa việc lựa chọn chủ đề nghiên cứu của đề tài. Các tổng hợp và phân tích trong Chương 1 cũng đã làm rõ cách tiếp cận của đề tài về sinh kế bền vững, đưa ra khung phân tích của đề tài. Bên cạnh đó, các cách thức đo lường nghèo chuẩn nghèo của trung ương và chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội, cụ thể là chỉ tiêu và tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đã được trình bày chi tiết. Đây được coi là cơ sở lý thuyết cho các phân tích dữ liệu của vấn đề nghiên cứu trong luận văn, tiếp cận và khung phân tích này được sử dụng để phân tích nội dung nghiên cứu một cách xuyên suốt và thống nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI NGHÈO Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)