Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 75 - 77)

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông dưới nhiều hình thức, đa dạng nguồn thông tin tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức từ các cấp ủy Đảngđến các cấp chính quyền, và của các tầng lớp dân cư quyết tâm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu chung của quốc gia về GNBV.

Tạo sự đồng thuận cao, phát huy các sức mạnh, các nguồn lực tổng hợp của tất cả các cấp Chính quyền thực hiện triển khai công tác GNBV, đảm bảo công tác an sinh xã hội, giảm thiểu tình trạng phân hóa giàu nghèo/bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư hiện nay, thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với thực tiễn nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo, cận nghèo, tạo cơ hội cho các hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững, và giảm bất bình đẳng.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chú trọng đầu tư khoa học, kỹ thuật công nghệ cao, thúc đẩy phát triển việc làm ổn định ở khu vực nông thôn, nhằm nâng cao phúc lợi dân cư thuộc khu vực nông thôn, tiếp tục hỗ trợ các vùng, các khu vựccó nhiều khó khăn, có nhiều tình trạng nghèo đặc thù, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các khu vực, các địa phương.

Chú trọng công tác đào tạo nghề, phát triển và định hướng đào tạo nghề liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp; đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng nghèo, đáp ứng yêu cầu lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lựcliên kết làm việc cho các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các đề án đào tạo nghề cho lao động khu vực ven đô, và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm ổn định, và thu nhập cho người lao động tại từng địa phương...

Thực hiện hiệu quả, kịp thời các dự án, chương trình, chính sách hỗ trợ trên các địa bàn, đảm bảo rà soát đúng, và đủ đối tượng được thụ hưởng,tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo đặc thù từ nhiều nguồn lực. Lồng ghép các chương trình, dự án dạy nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho người nghèo để tạo được việc làm tại chỗ, hoặc đủ kỹ năng vào làm việc ổn định tại các khu công nghiệp trên địa bàn để thoát nghèo bền vững, và tiếp tục vươn lên thành những hộ khá giả.

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo. Tư vấn sử dụng vốn vay hiệu quả phù hợp với các mô hình phát triển kinh tế, đồng thời nhân rộng mô hình có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ tư vấn, giới thiệu về thị trường đầu vào, đầu ra để hộ nghèo có thể phát triển kinh tế hiệu quả trong một thị trường nhiều biến động, và hỗ trợ giảm thuế. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiếp tục hỗ trợ cho các hộ mới thoát nghèo vững vàng để thoát nghèo bền vững.Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Tiếp tục tuyên truyền, động viên các hộ nghèo luôn ý thức chủ động vươn lên để thoát nghèo bền vững. Tư vấn về pháp luật, về tự chăm sóc sức khỏe cho người nghèo,

Giám sát, và kiểm soát thường xuyên các hệ thống cam kết về an toàn môi trường đối với các nguồn thải từ các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, khu làng nghề, khu dân cư... Hạn chế tối đa những nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư, đặc biệt người nghèo còn đang thiếu năng lực quan tâm, tự bảo vệ sức

khỏe, tránh các tình trạng bệnh hiểm nghèo từ nguyên nhân của ô nhiễm môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 75 - 77)