Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 77 - 89)

Căn cứ trên kết quả đánh giá về tình trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều, và các phân tích, đánh giá sâu trên một số chỉ báo điều tra thực tế liên quan đến một số tình trạng nghèo đặc thù của 3 địa bàn, và căn cứ trên kết quả phân tích tương quan các yếu tố tác động đến nghèo, và thoát nghèo nghiên cứu đưa ra một số gợi ý giải pháp GNBV đối với tình trạng nghèo của địa bàn tập trung vào một số giải pháp chủ đạo sau:

Đối với thành phố Hà Nội:

Ngoài các Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đang triển khai cho các hộ nghèo, cận nghèo, chính quyền thành phố Hà Nội cần quyết liệt, công tâm, tránh tình trạng khiên cưỡng nể nang trong công tác rà soát, đánh giá tình trạng các hộ nghèo đúng theo quy chuẩn để xác định đúng, và đủ các hộ thuộc diện được hưởng hỗ trợ chính sách, nhằm nâng cao khả năng được tiếp cận đầy đủ, tập trung và có chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho các hộ nghèo, tránh tình trạng làm lãng phí nguồn lực của Chính Phủ, và của địa phương, tránh tình trạng ỷ lại vào các nguồn trợ cấp từ chính sách.

Hà Nội cần linh hoạt trong việc vận dụng bộ tiêu chuẩn đo lường nghèo đa chiều bằng việc thiết kế, xây dựng các bộ chỉ báo cụ thể, chi tiết theo hướng chú trọng sâu vào việc đánh giá chất lượng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, và chất lượng sống của các diện nghèo. Chủ động kiện toàn bộ chỉ báo đo lường đảm bảo đánh giá được đúng tình trạng nghèo, tình trạng nghèo đặc thù của địa phương, và có thể đề nghị điều chỉnh, thay đổi, bổ sung bộ chỉ báo đo lường mới phù hợp hơn, đáp ứng được với diễn biến nghèo, và các tình trạng nghèo đảm bảo đánh giá đúng bản chất chất của nghèo, và thực

hiện nâng cao chất lượng công tác thống kê, đánh giá nghèo, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về GNBV.

Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, các cán bộ thuộc đoàn, hội của địa phương tham gia trong công tác hỗ trợ thực hiện GNBV, bằng việc mở các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn trong công tác giảm nghèo, cập nhật chính sách, kinh nghiệm giảm nghèo thành công từ các nước khác bằng những hoạt động có tính phù hợp với thực tiễn địa phương và có khả năng đem lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo.

Đối với chính quyền huyện Hoà Đức:

Cụ thể hoá công tác truyền thông về thực hiện GNBV thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức thực hiện tại các địa phương nhằm nâng cao nhận thức, và trách nhiệm về thoát nghèo bền vững đối với các hộ nghèo.

Cụ thể hoá, cân đối, và dịch chuyển linh hoạt cơ cấu nguồn kinh phí phân bổ hỗ trợ giảm nghèo, nhằm nâng cao mức hỗ trợ với các hộ thuộc diện được hưởng các hình thức hỗ trợ có gia cảnh đặc biệt, không đủ năng lực để lao động hoặc mất hẳn năng lực lao động để tạo thu nhập (người già neo đơn, người bệnh nặng mất khả năng lao động, trẻ em mồ côi, phụ nữ nuôi con đơn thân…), xem xét giảm hỗ trợ đối với những hộ còn đủ năng lực lao động, nhưng còn sự ỷ lại, trông chờ vào nguồn hỗ trợ chính sách.

Hoàn thiện và cụ thể hoá kế hoạch kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa từ các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong, và ngoài nước nhằm nâng cao số lượng, và chất lượng nguồn hỗ trợ bằng nhiều hình thức cho các hộ nghèo thực sự có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, bệnh nan y. Cần xây dựng cơ chế phân bổ chặt chẽ phù hợp, hiệu quả đối với nguồn vốn xã hội hoá trogn công tác giảm nghèo.

Cụ thể hoá công tác hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển kinh tế cho các hộ nghèo phù hợp với điều kiện nguồn lực của địa phương, và kết hợp sử dụng tối ưu nguồn lực hỗ trợ từ xã hội hóa. Xây dựng, tư vấn, và hỗ trợ triển khai bằng nhiều dự án nhỏ, các hình thức hoạt động hỗ trợ cụ thể thiết thực, xây dựng các mô hình hoạt động kinh tế có hiệu quả và nhân rộng, hỗ trợ vay vốn, tư vấn sử dụng vốn vay phù hợp với từng tình trạng nghèo, năng lực của các hộ nghèo đúng mục đích. Xây dựng cơ chế theo dõi, kiểm soát khả năng sử dụng, và hoàn trả vốn vay từ các ngân hàng chính sách giúp các hộ nghèo nâng cao năng lực sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, trách nhiệm, và hiệu quả trong sử dụng, bảo toàn nguồn vốn vay và trách nhiệm hoàn trả. Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo đang có hoạt động sản xuất, buôn bán tăng thêm lượng vốn vay ưu đãi để nâng cao quy mô hoạt động.

Giảm hoặc hỗ trợ giảm thuế dưới nhiều hình thức cho các hộ nghèo đang sử dụng vốn vay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ, đồng thời xem xét hỗ trợ thêm về thời gian hoàn vốn phù hợp với các loại hình phát triển kinh tế, và khả năng hoàn trả vốn của các hộ nghèo, giúp các hộ nghèo có đủ thời gian, đủ năng lực phát triển kinh tế ổn định để thoát nghèo bền vững.

Đa dạng và cụ thể hoá công tác hỗ trợ đào tạo nghề với việc đánh giá nhu cầu đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực tại chỗ. Đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển, nhằm nâng cao nhiều cơ hội tìm được việc làm ổn định cho các đối tượng nghèo. Thay đổi và đa dạng các loại hình giới thiệu việc làm phù hợp với nhiều đối tượng nghèo, tăng cường khả năng liên kết, kết nối với các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp, nhà máy. Hỗ trợ các vị trí công việc phù hợp, ổn định giúp cho nhiều đối tượng nghèo có thể tham gia được để có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo.

Cụ thể hoá sự tham gia của các tổ chức đoàn, hội trong công tác hỗ trợ giảm nghèo. Các hoạt động hỗ trợ người dân đa dạng, thiết thực với tình trạng sống của các hộ nghèo, chia sẻ động viên, giúp đỡ kịp thời được nhiều đối tượng nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh thực sự khó khăn, gặp những bất ổn, cú sốc trong cuộc sống....

Xây dựng các kế hoạch chi tiết về tư vấn pháp lý cho các hộ nghèo trên nhiều khía cạnh, về an ninh như tăng vốn hiểu biết trong các hoạt động kinh tế, và cơ chế thị trường đầu vào đầu ra, phòng tránh các vấn đề về tội phạm và tệ nạn xã hội và giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe và cách phòng chống bệnh tật.

Tóm lại, từ phân tích thực trạng và các giải pháp từ chính quyền Hà Nội chính quyền địa phương huyện Hoài Đức cần tập trung vào 4 giải pháp dưới đây:

Thứ nhất: Có chính sách đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế để giải quyết vấn đề nhân lực bằng cách chuyển đổi sinh kế nông nghiệp sang dịch vụ hoặc công nghiệp dẫn đến được sinh kế bền vững

Thứ hai: Chính sách hỗ trợ người tàn tật

Thứ 3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người nghèo để họ tiếp cận được các cơ hội kiếm việc làm và có thu nhập

Thứ tư: Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tuyên truyền chính sách giúp họ phổ biến mô hình để họ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sinh kế bền vững của người nghèo trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ở chương 2 và đánh giá bối cảnh mới tại địa phương, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp với hoạt động phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách đối với thành phố Hà Nội trong việc giảm nghèo và phát triển bền vững thành phố Hà Nội hiện nay.

Tại Chương 3, tác giả tập trung đề xuất và giợi ý đối với chính quyền thành phố Hà Nội và huyện Hoài Đức nhằm hoàn thiện các kế hoạch giảm nghèo bền vững đồng bộ và cụ thể hoá các kế hoạch đó. Đề xuất giải pháp của luận văn trên việc đánh giá, phân tích thực trạng tại các điểm nghiên cứu và chiến lược giảm nghèo của thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho nhóm người nghèo và tạo các bước chuyển mạnh mẽ, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về “Sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” cho phép tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Về mặt lý luận:

Luận văn đã chỉ ra tình hình nghiên cứu hiện nay, chỉ rõ đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và một số phương pháp nghiên nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến nghèo, nghèo đa chiều, sinh kế, sinh kế bền vững của người nghèo. Đồng thời nghiên cứu cũng nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của nhóm người nghèo huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Về mặt thực tiễn:

Thực trạng sinh kế của nhóm người nghèo ở huyện Hoài Đức là không có bền vững. Người nghèo tại huyện Hoài Đức đang phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng về các nguồn vốn sinh kế, gồm các nguồn vốn vốn con người, vốn tự nhiên và vốn vật chất.

Thiếu hụt về vốn con người đang làm cho nhóm hộ nghèo tại địa phương khó thoát nghèo và trở thành những hộ nghèo bền vững. Các hộ nghèo ở huyện Hoài Đức là những hộ người già neo đơn không nơi nương tựa, hộ có người bệnh nặng, người khuyết tật đặc biệt. Với địa phương thì những hộ hạn chế về nguồn lao động là rất khó khăn trong việc giúp đỡ thoát nghèo.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quá trình đô thị hóa đang làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo của những hộ thiếu hụt nguồn lao động. Điều này đòi hỏi địa phương và thành phố Hà Nội phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những hộ nghèo do thiếu người lao động.

Về giải pháp:

Trên cơ sở lý luận và thực trạng, tác giả cũng đề xuất một giải pháp đối với thành phố Hà Nội và huyện Hoài Đức trong việc đưa ra những chính sách phù hợp điều kiện thực tiễn các huyện vùng ven đô nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo do UBND thành phố Hà Nội đã đặt ra.

Hạn chế của luận văn

Mặc dù có các hạn chế về thời gian và nguồn lực trong quá trình nghiên cứu khảo sát tại thực địa, tác giả Luận văn đã thực hiện đầy đủ các nội dung và nhiệm vụ theo yêu cầu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, thu thập dữ liệu thống kê tại thực địa, quan sát và phỏng vấn bán cấu trúc.

Phương pháp nghiên cứu này phù hợp với thời gian, điều kiện thực hiện luận văn, và cho kết quả dữ liệu phong phú từ nhiều tài liệu khác nhau. Dữ liệu được sử dụng trong Luận văn có tính tin cậy cao từ các nguồn báo cáo, số liệu thống kê của UBND huyện Hoài Đức, UBND thành phố Hà Nội, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Bên cạnh những ưu điểm mà Luận văn đạt được, Luận văn cũng bộc lộ 1 số hạn chế nhất định như: dữ liệu thiếu tính đa dạng (số liệu phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm), để phân tích vấn đề sâu sắc từ các chiều cạnh của các nguồn lực theo cách tiếp cận đa chiều. Tác giả khó có thể có những phân tích sâu và rộng vấn đề nghiên cứu của đề tài, các phân tích của Luận văn bị giới hạn trong dữ liệu thứ cấp, và đây cũng chính là hạn chế của Luận văn khi chưa thể đi sâu phân tích sâu vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Tác giả hy vọng, với các kết quả và phát hiện từ đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ có cơ hội đi sâu và làm sáng tỏ hơn vấn về nghiên cứu tại các công trình nghiên cứu tiếp theo, nếu có điều kiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Blanco, R.O., (2002). Chúng ta định nghĩa nghèo đói như thế nào. (Xóa bỏ nghèo đói cùng cực). Biên niên sửLHQ ngày 1/12/ 2002).

2. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội, An ninh Quốc phòng năm 2016, 2017, 2018.

3. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP, 2008), Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách. Báo cáo phát triển con người 2007/2008. 6.

4. Trần Thọ Đạt, Võ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. Hà Nội, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. Liên hiệp quốc (2008). Tuyên bốcủa Liên hợp quốc tháng 6/2008.

6. Ngân hàng Thế giới (2000), Báo cáo tình hình phát triển thếgiới 2000/2001: tấn công nghèo đói. Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội

7. Oxfam (2009), Báo cáo đánh giá thích ứng với biến đổi khí hậu tại Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị và Bến Tre. Việt Nam.

8. Nguyễn Văn Sửu (2005). “Đổi mới chính sách đất đai và vấn đề tài sản cá nhân ở Việt Nam”. Báo cáo Hội thảo Quốc tế về Hiện đại và động thái của truyền thống Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, ngày15-18, Bà Rịa, Vũng Tàu.

9. Tổng cục Thống kê (2000). Điều tra mức sống Việt Nam 1997-1998,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

10. Tổng cục Thống kê (2010). Điều tra mức sống Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11. Tổng hợp kết quả khảo sát hộ nghèo đầu năm của huyện Hoài Đức trong 3 năm 2016, 2017 và 2018

12. Thủ tưởng chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, ban hành ngày 19/11/2015, Hà Nội.

13. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 1722/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, ban hành ngày 2/9/2016, Hà Nội.

14. UBND huyện Hoài Đức (2015), Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2011 - 2015

15. UBND huyện Hoài Đức (2016), Báo các kinh tế, xã hội 2016.

16. UBND huyện Hoài Đức (2016), Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Hoài Đức,

17. UBND huyện Hoài Đức (2016), Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020.

18. UBND huyện Hoài Đức (2016), Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo huyện Hoài Đức năm 2016.

19. UBND huyện Hoài Đức (2017), Báo các kinh tế, xã hội 2017.

20. UBND huyện Hoài Đức (2017), Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo huyện Hoài Đức năm 2017.

21. UBND huyện Hoài Đức (2018), Báo các kinh tế, xã hội 2018.

22. UBND huyện Hoài Đức (2018), Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo huyện Hoài Đức năm 2018.

23. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND về việc Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 13/4/2016, Hà Nội.

24. UBND thành phố Hà Nội (2018), Quyết định số 7041 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kết quả ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018.

25. UNDP (2008), Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách. Báo cáo phát triển con người2007/2008.

Tài liệu tiếng Anh

26. Ahammad Helal, (2007), "Consumer Magazine, Department of Resource

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 77 - 89)