Thực trạng nghèo của huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 57)

Huyện Hoài Đức là huyện đang trong giai đoạn có tốc độ đô thị hóa nhanh, đi đôi với đó là sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Theo số liệu thống kê [11] đầu năm 2016 huyện có 1.547 hộ nghèo/ 57.606 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,51%. Trong đó xã có tỷ lệ nghèo cao nhất là xã Tiền Yên (9,44%) và Minh Khai (6,07%). Các năm 2017 (1.107 hộ nghèo), 2018 (902 hộ nghèo) số lượng hộ nghèo giảm dần, trong vòng 2 năm gần đây toàn huyện đã giảm

được 645 hộ nghèo. Tính đến đầu năm 2018 số hộ nghèo trên toàn huyện còn 902 hộ trên tổng số 63,086 hộ dân (chiếm 1,51%).

Theo Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo của UBND thành phố Hà Nội, tổng số hộ nghèo của Hà Nội năm 2018 là 23.289 hộ chiếm 1,16% tỉ lệ hộ nghèo. Tổng số hộ cận nghèo là 40.727 hộ (2,03% tỷ lệ hộ cận nghèo) [24]. Tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Hoài Đức chiếm 6,64% hộ nghèo của thành phố Hà Nội.

Báo cáo của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức năm 2019 cho biết, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết HĐND huyện phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Hoài Đức giảm xuống còn dưới 1%.

Bảng 2.2 Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020

Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm

2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2,51 1,99 1,17 0,98 0,8

Nguồn: Báo cáo của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Hoài Đức năm 2019

Nếu so sánh giữa tỷ lệ giảm thực tế và Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện được đúng kế hoạch đề ra. Năm 2017 tỷ lệ giảm nghèo của của huyện đạt được là 1,92% thấp hơn 0,7% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên đến năm 2018 tỉ lệ giảm hộ nghèo đạt được là 1,51% trong khi đó kế hoạch đề ra là 1,17%.

Với kết quả giảm nghèo trong 3 năm của huyện Hoài Đức cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm một cách đáng kể. Tính từ đầu năm 2016 cho đến hết năm 2018 toàn huyện giảm được 58,3% hộ nghèo. Đây có thể được xem là sự cố gắng lớn trong việc phối hợp Ban Chỉ đạo Trợ giúp người nghèo huyện, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn được kiện toàn kịp thời. Ban Chỉ đạo Trợ giúp người nghèo huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện để Chương trình mục tiêu giảm nghèo tác động lan tỏa đến người dân. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành cũng được chú trọng triển khai, phối hợp tốt, phát huy được sức mạnh tổng hợp

Hình 2. 3 Số lượng hộ nghèo theo thống kê đầu năm 2016, 2017, 2018

Nguồn: Tổng hợp sốliệu hộnghèo qua các Báo cáo tình hình kinh tếxã hội của UBND huyện Hoài Đức trong 3 năm, 2019

Bên cạnh đó hoạt động công tác giảm nghèo của huyện Hoài Đức mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia, với sự đóng góp tích cực về công sức, tiền của cho người nghèo, hộ nghèo thông qua các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Quỹ

“Vì người nghèo”,… Tính liên kết cộng đồng trong chương trình giảm nghèo ngày càng cao và chặt chẽ.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về người nghèo ở huyện Hoài Đức số lượng, tỉ lệ hộ nghèo của từng xã được trình bày ở bảng số liệu dưới đây. Huyện Hoài Đức toàn huyện có 1 thị trấn và 19 xã. Tại thị trấn và các xã trong huyện đều vẫn còn có những hộ nghèo. Tính đến đầu năm 2016, xã Di Trạch có số lượng hộ nghèo thấp nhất là 11 hộ nghèo chiếm 0,6% số với tổng số hộ của xã và chiếm 0,7% tổng số hộ nghèo của toàn huyện. Cũng năm này xã Tiền Yên có 161 hộ nghèo chiếm 9,44% tổng số hộ của xã và chiếm 10,4% số hộ nghèo trong huyện. Số liệu thống kê cũng cho thấy nếu xét về số lượng hộ nghèo trong từng xã thì xã Di Trạch chưa phải là xã có số lượng hộ nghèo nhiều nhất mà là xã An Khánh với 163 hộ nghèo.

Tuy nhiên xét về tỷ lệ hộ nghèo so với số hộ của xã thì số hộ của xã An Khánh gấp 3 lần so với xã Tiền Yên nhưng tỉ lệ hộ nghèo của Tiền Yên lại cao xấp xỉ gấp 3,5 lần so với xã An Khánh. Với tỷ lệ này Tiền Yên được xem là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trong huyện. Bảng số liệu dưới đây là những dữ liệu minh họa cho số lượng hộ nghèo theo các thống kê đầu năm.

Bảng 2. 3 Thống kê số lượng hộ nghèo đầu năm của các xã thuộc huyện Hoài Đức trong 3 năm

Đầu năm 2016 Đầu năm 2017 Đầu năm 2018 Số hộ nghèo Số hộ nghèo Số hộ nghèo TT Xã/ thị trấn Tổng đầu năm Tổng đầu năm Tổng đầu năm

số hộ

Tỷ số hộ Tỷ số hộ Số

dân cư Số hộ dân cư Số hộ dân cư Tỷ lệ

lệ lệ hộ 1 Minh Khai 1434 85 6.1 1,491 52 3.63 1501 33 2.21 2 Dương Liễu 3455 76 2.0 3,518 61 1.77 3560 51 1.45 3 Cát Quế 3695 128 3.4 4,011 107 2.90 4068 96 2.39 4 Yên Sở 2800 53 1.9 2,842 43 1.54 2867 35 1.23 5 Đắc Sở 1215 19 1.6 1,165 15 1.23 1246 13 1.12 6 Tiền Yên 1815 161 9,44 1,850 71 3.91 1870 58 3.14 7 Song Phương 3382 107 3.3 3,478 68 2.01 3581 54 1.55 8 Đức Thượng 2887 131 4.5 2,887 84 2.91 3334 66 2,29 9 Đức Giang 3408 82 2.6 3,407 62 1.82 3407 48 1,41 10 Kim Chung 3173 51 1.6 3,363 36 1.13 3666 31 0.92 11 Di Trạch 1870 11 0.6 2,131 9 0.48 2130 8 0.38 12 Vân Canh 2806 20 0.7 2,995 18 0.64 3108 16 0.53 13 Sơn Đồng 2205 37 1.50 2,597 28 1.27 2348 24 0.92 14 Lại Yên 2673 64 2.4 2,674 54 2.02 2698 45 1.68 15 Vân Côn 3200 60 1.9 3,268 53 1.66 3299 48 1.47 16 An Thượng 4001 77 2.0 4,499 52 1.32 4446 39 0.87 17 An Khánh 6031 163 2.7 6,081 137 2.27 7949 115 1.89 18 Đông La 3063 99 3.4 3,097 74 2.42 3277 58 1.87 19 La Phù 2844 99 3.4 2,879 63 2.22 3073 48 1.67

*Thị trấn Trạm Trôi

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng hộ nghèo đầu năm của các xã thuộc huyện Hoài Đức trong 3 năm, 2019

So sánh mức độ giảm nghèo của thị trấn và xã trong 3 năm 2016, 2017 và 2018 kết quả cho thấy tỉ lệ hộ nghèo từng xã có giảm dần theo từng năm. Xã Tiền Yên đầu năm 2016 có 161 hộ nghèo, đầu năm 2017 giảm xuống còn 90 hộ nghèo và đến đầu năm 2018 tiếp tục giảm xuống 13. Như vậy trong vòng 2 năm xã Tiền Yên giảm 103 hộ giảm 63,9% hộ nghèo. Đây được xem là xã có tỉ lệ giảm nghèo mạnh nhất so với toàn huyện.

Bảng 2. 4 Số lượng hộ nghèo giảm theo từng năm

Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ

TT nghèo năm nghèo nghèo nghèo

2015 giảmnăm giảm năm giảm năm 2016 2017 2018 1 Minh Khai 85 33 19 52 2 Dương LiÔu 76 15 10 25 3 C¸t QuÕ 128 21 11 32 4 Yªn Së 53 10 8 18 5 §¾c Së 19 4 2 6 6 TiÒn Yªn 161 90 13 103 7 Song Phư¬ng 107 39 14 53 8 §øc Thương 131 47 18 65 9 §øc Giang 82 20 14 34 10 Kim Chung 51 15 5 20 11 Di Tr¹ch 11 2 1 3 12 V©n Canh 20 2 2 4 13 S¬n §ång 37 9 4 13 14 L¹i Yªn 64 10 9 19 15 V©n C«n 60 7 5 12 16 An Thượng 77 25 13 38 17 An Kh¸nh 163 26 22 48 18 §«ng La 99 25 16 41 19 La Phï 99 36 15 51 20 Tr¹m Tr«i* 24 4 4 8 TỔNG CỘNG 1,547 440 205 645

Nguồn: Sốliệu được tác giảtrích rút và tính toán từsốliệu thống kê của huyện Hoài Đức trong 3 năm, 2019

Tỉ lệ tăng số hộ trong mỗi xã dao động trong khoảng từ 0,5% đến 31%. Thị trấn Trạm Trôi có trong 2 năm tính từ đầu năm 2016 đến đầu năm 2018 tăng thêm 9 hộ tương ứng với 0,54%. Xã An Khánh được xem là xã có tổng

số hộ lớn nhất cả huyện năm 2016 là 6031 hộ/57606 hộ dân của huyện chiếm 10,5% tổng số hộ trong huyện. Tính đến đầu năm 2018 tăng thêm 1918 hộ nâng tổng số hộ dân của xã lên 7949 hộ tăng khoảng 31% hộ dân so với đầu năm 2016, đây là xã có tỷ lệ tăng hộ dân lớn nhất cả huyện.Việc gia tăng số hộ dân trong xã An Khánh có thể do nhiều hộ gia đình tách ra từ hộ gia đình gốc do vậy số lượng hộ nghèo giảm không nhiều khoảng 48 hộ tính từ đầu năm 2016 đến đầu năm 2018, vẫn duy trì số lượng hộ nghèo ở mức cao trong toàn huyện (115 hộ nghèo).

Bảng 2.5 tổng hợp toàn bộ số lượng, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và hộ có mức sống trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá của trung ương và theo chuẩn của thành phố. Bên cạnh việc ban hành quy định về chuẩn hộ nghèo của trung ương, các tỉnh thành trong cả nước cũng dựa trên mức sống của người dân ở tỉnh đưa ra khung chuẩn về quy định mức sống hộ dân dựa trên mức sống thực tế của các hộ dân trong tỉnh mình. Thông thường quy định về khung đánh giá mức sống của các tỉnh, thành phố không được thấp hơn với quy định chuẩn của trung ương. Như vậy quy định về chuẩn đánh giá mức sống của các tỉnh thành tối thiểu là bằng với mức quy định của trung ương. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế của cả nước. Tính đến năm 2018 thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hà Nội (GRDP) là 4.080USD/người [39] cao gấp 1,12 lần năm 2015 (3600USD/người) [40]. Dựa trên mức sống của người dân thành phố mà UBND thành phố đưa ra quy định chuẩn về mức sống của người dân Hà Nội thường cao hơn quy định chuẩn của trung ương. Do vậy thường có sự chênh lệch trong việc đánh giá tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn trung ương và chuẩn thành phố. Số liệu ở bảng dưới cho thấy nếu tính theo chuẩn trung ương số hộ gia đình ở mức nghèo là 873 hộ chiếm 1,42%, hộ cận nghèo là 374 hộ chiếm 0,61% và hộ có mức sống trung bình là 893 chiếm 1,45% trên tổng số hộ dân của toàn huyện. Tính theo chuẩn của thành phố thì số lượng của từng mức

sống cao hơn nhiều so với chuẩn do trung ương quy định. Ví dụ tổng số hộ nghèo theo chuẩn thành phố là 1547 hộ (2,5%) cao gần gấp 2 lần so với số lượng hộ tính theo chuẩn trung ương. Tương tự vậy số hộ cận nghèo cũng cao gấp gần 2 lần so với chuẩn trung ương. Với những hộ mức sống trung bình theo chuẩn của thành phố số lượng hộ thấp hơn nhiều chỉ còn 112 hộ, so với 893 hộ theo chuẩn trung ương.

Bảng 2. 5 Tổng hợp tỉ lệ hộ cận nghèo của các xã thuộc huyện Hoài Đức giai đoạn 2016 - 2020

Tên Tổng số THEO CHUẨN TRUNG ƯƠNG THEO CHUẨN THÀNH PHỐ

STT xã/phường/thị hộ dân Hộ Cận Mức Hộ Cận Mức

Tỉ lệ Tỉ lệ sống Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ sống Tỉ lệ

trấn cư nghèo nghèo nghèo nghèo

TB TB 1 Minh Khai 1401 44 3,14 19 1,36 72 5,14 85 6,07 60 4,28 3 0,21 2 Dương Liễu 3381 71 2,10 4 0,12 44 1,30 76 2,25 44 1,30 27 0,80 3 Cát Quế 3808 95 2,49 28 0,74 69 1,81 128 3,36 64 1,68 5 0,13 4 Yên Sở 2772 26 0,94 20 0,72 30 1,08 53 1,91 24 0,87 5 0,18 5 Đắc Sở 1210 7 0,58 13 1,07 43 3,55 19 1,57 43 3,55 3 0,25 6 Tiền Yên 1705 87 5,10 29 1,70 116 6,80 161 9,44 73 4,28 8 0,47 7 Song Phương 3263 58 1,78 0 0,00 27 0,83 107 3,28 27 0,83 3 0,09 8 Đức Thượng 2887 54 1,87 49 2,04 66 2,29 131 4,54 59 1,70 10 0,35 9 Đức Giang 3138 54 1,72 4 0,83 6 0,19 82 2,61 26 0,13 0 0,00 10 Kim Chung 3198 39 1,22 12 0,38 21 0,66 51 1,59 21 0,66 0 0,00 11 Di Trạch 6380 11 0,17 0 0,00 2 0,03 11 0,17 2 0,03 0 0,00

14 Lại Yên 2696 10 0,37 32 1,19 66 2,45 64 2,37 51 1,89 4 0,15

15 Vân Côn 3158 52 1,65 6 0,19 84 2,66 60 1,90 84 2,66 1 0,03 16 An Thượng 3850 28 0,73 37 1,19 39 1,01 77 2,00 46 0,96 21 0,55 17 An Khánh 6099 58 0,95 3 0,05 35 0,57 163 2,67 35 0,57 18 0,30 18 Đông La 2907 71 2,44 12 0,93 13 0,45 99 3,41 27 0,41 1 0,03 19 La Phù 2894 54 1,87 24 0,83 67 2,32 99 3,42 46 1,59 1 0,03 20 Trạm Trôi 1618 24 1,48 0 0,00 12 0,74 24 1,48 12 0,74 0 0,00 Tổng số 61628 873 1,42 374 0,61 893 1,45 1547 2,51 769 1,25 112 0,18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 46 - 57)