Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 71)

Trong các nguồn vốn này thì vốn con người được xác định là thiếu hụt nhiều nhất đối với các hộ nghèo tại huyện Hoài Đức. Có 582 hộ nghèo thì số hộ nghèo thiếu vốn con người là 449 hộ (chiếm 77,1%). Đáng kể là trong những hộ nghèo thiếu vốn con người thì chủ yếu là những hộ người già neo đơn không có người trong độ tuổi lao động là 309 hộ và hộ có thành viên trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo là 92 hộ, 28 hộ có người khuyết tật đặc biệt nặng và 9 hộ có thành viên mắc tệ nạn xã hội và 11 hộ có người lao động nhưng lười lao động.Nguồn vốn tiếp theo mà 30% hộ nghèo thiếu vốn tự nhiên bao gồm thiếu đất canh tác 49 hộ và thiếu đất sản xuất là 126 hộ. Quá trình đô thị hóa lấy đất mở đường, làm khu công nghiệp đã phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của những hộ dân ở đây. Không phải hộ dân nào cũng có thể thích nghi với quá trình đô thị hóa một cách tích cực. Đối với những người lớn quá trình đô thị hóa làm họ thích ứng chậm hơn so với những nhóm có độ tuổi lao động trẻ hơn.

Số liệu thống kê của UBND huyện Hoài Đức năm 2018 cũng cho thấy các hộ nghèo thường sẽ thiếu nguồn vốn cùng một lúc. Cụ thể, qua thống kê cho thấy 582 hộ nghèo được phân tích do các nguyên nhân sau: có 220 hộ nghèo do một nguyên nhân; có 74 hộ nghèo do hai nguyên nhân; 14 hộ nghèo do 3 nguyên nhân; 05 hộ nghèo do 4 nguyên nhân; và có 269 hộ nghèo do có thành viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng liên quan đến tiêu chí thuộc hộ nghèo. Cụ thể:

+ Số hộ nghèo do có thành viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng chính sách người cao tuổi cô đơn, đơn thân nuôi con nhỏ, mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư, chạy thận, mổ tim) không còn khả năng lao động hoặc tự phục vụ, nhiễm HIV không còn khả năng lao động: 269 hộ.

+ Nhóm hộ nghèo do một nguyên nhân: 220 hộ, nhóm này chủ yếu rơi vào các hộ không có lao động hoặc đang trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động cần hỗ trợ trợ cấp hàng tháng, đông con ăn học, thiếu vốn sản xuất, nhà ở hư hỏng xuống cấp cần trợ giúp để thoát nghèo.

+ Nhóm hộ nghèo do hai nguyên nhân: gồm 74 hộ, đa số các hộ này gặp khó khăn cần giúp đỡ ít nhất hai chính sách trợ giúp trở lên mới có thể thoát nghèo vì các hộ này thường rơi vào những hộ: vừa không có khả năng lao động lại hay ốm đau bệnh tật, đông con ăn học, hoặc có sức khỏe nhưng việc làm lại bấp bênh thu nhập thấp thêm vào đó nhà cửa xuống cấp, có thành viên ốm đau, thiếu thốn phương tiện và vốn sản xuất...một số ít trong số 74 hộ này còn có thành viên mắc vào các tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, ma túy...hoặc chây lười lao động.

+ Nhóm hộ nghèo do ba nguyên nhân: gồm 14 hộ. Nhóm này tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những hộ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Các hộ này là những hộ có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo: ung thư,

chạy thận...đồng thời gia đình không có người trong độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng lại bị khuyết tật, thường xuyên ốm đau hoặc có khả năng lao động nhưng công việc bấp bênh thu nhập quá ít so với chi phí phải trang trải điều trị y tế, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra những hộ này là những hộ đông con khó khăn việc cho con ăn học, khó khăn thiếu thốn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thông tin truyền thông... + Nhóm hộ nghèo do bốn nguyên nhân: nhóm này chiếm số lượng rất ít 05 hộ nhưng đây là nhóm cần trợ giúp hoàn toàn mới có thể thoát nghèo, nhóm 05 hộ này là những hộ hoàn toàn không còn khả năng lao động, đông

con, nhà ở hư hỏng, có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy cần trợ giúp ổn định hàng tháng tiền trợ cấp, hỗ trợ xây sửa nhà ở cũng như chi phí điều trị

y tế, học bổng cho con cái thường xuyên để không rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

Những phân tích về nguyên nhân và hạn chế dẫn tới nghèo của người dân ở huyện Hoài Đức trên đây cho thấy những thiếu hụt về vốn sinh kế của người nghèo tại đây là do thiếu hụt về vốn sinh kế đồng thời với một số gia đình họ còn rơi vào tình trạng vốn sinh kế không bền vững. Cụ thể:

Sự thiếu hụt về vốn kinh tế tập trung vào việc thiếu hụt đất canh tác và sản xuất. Thiếu hụt đất canh tác được xem là mặt trái của quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa đồng nghĩa với đất nông nghiệp được lấy và sử dụng vào việc làm đường, xây dựng các khu công nghiệp do đó đất nông nghiệp bị thu hẹp. Với nhiều hộ gia đình có đất bị thu hồi giúp cho họ có vốn tài chính để thực hiện quá trình chuyền đổi nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình lúc này vốn sinh kế về tài chính của họ trở nên bền vững. Đối với những gia đình có con trong độ tuổi đi học, đây là cơ sở để các gia đình tiếp tục đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, với những gia đình vốn nhân lực bị hạn chế như các gia đình thành viên là những người lớn tuổi, người gia neo đơn, gia đình có người ốm nặng... thì việc thiếu hụt vốn đất canh tác trở thành thiếu hụt vốn sinh kế mang tính bền vững. Theo đánh giá của UBND huyện Hoài Đức, tại mỗi xã luôn tồn tại một tỉ lệ hộ gia đình nghèo neo đơn do thiếu vốn nhân lực. Những gia đình này chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Bảng 2. 6 Thống kê năm 2018 về nguyên nhân nghèo của các hộ dân

Nguyên nhân nghèo

Tổng Không Có

Có Có

Tên hộ dân Tổng số số hộ có thành

Thiếu Thiếu thành thành

Tên thôn, tổ hộ dân cư nghèo Thiếu người viên Lười Nguyên

STT đất phương viên là viên

Tên xã, phường, cuối năm cuối đất sản trong mắc lao nhân

canh tiện sản NKT mắc tệ

thị trấn 2018 năm xuất độ tuổi bệnh động khác

tác xuất đặc biệt nạn 2018 lao hiểm nặng XH động nghèo 1 Minh Khai 1501 19 2 0 3 14 1 1 0 0 0 2 Dương Liễu 3560 35 0 0 0 28 4 0 0 0 3 3 Cát Quế 4068 78 0 0 0 40 8 1 1 0 31 4 Yên Sở 2867 22 2 0 0 17 1 2 0 0 1 5 Đắc Sở 1246 10 33 29 24 19 9 3 0 0 5 6 Tiền Yên 1870 37 0 1 11 23 3 0 0 0 4 7 Song Phương 3581 35 0 4 1 11 6 1 0 0 31

9 Đức Giang 3407 27 0 0 0 17 3 0 0 0 7 10 Kim Chung 3666 22 9 9 0 12 0 1 0 0 15 11 Di Trạch 2130 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 Vân Canh 3108 13 1 0 0 13 10 0 1 1 2 13 Sơn Đồng 2348 17 2 1 4 6 1 0 1 0 0 14 Lại Yên 2698 29 3 1 3 14 8 2 0 0 7 15 Vân Côn 3299 41 16 2 1 10 4 0 0 0 8 16 An Thượng 4446 23 6 0 0 16 3 0 0 0 0 17 An Khánh 7949 72 47 0 0 20 16 14 4 9 49 18 Đông La 3277 31 0 0 4 6 5 2 0 1 13 19 La Phù 3073 23 0 0 1 20 4 0 0 0 1 20 Trạm Trôi 1658 8 0 0 0 1 0 0 1 0 6 Tổng cộng 63086 582 126 49 52 309 92 28 9 11 186

Quay trở lại với khung phân tích của luận văn (hình 1.1) đề cập đến vốn sinh kế gồm 5 nguồn vốn (vốn tài chính, đất đai, nhân lực, xã hội, vật chất và thiên nhiên) soi vào các nguồn vốn sinh kế hiện tại của người nghèo ở huyện Hoài Đức cho thấy người nghèo ở đây thiếu hụt về nguồn vốn con người là mang tính bền vững. Các nguồn vốn sinh kế khác của người nghèo huyện Hoài Đức chỉ dừng ở thiếu hụt sinh kế, sự thiếu hụt này hoàn toàn có thể giải quyết bằng các vốn sinh kế thay thế. Nhưng sự thiếu hụt về người lao động là vấn đề đặt ra không chỉ với chính quyền UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội mà có thể trở thành vấn đề cần giải quyết của các địa phương trên toàn quốc.

Số liệu trên cho thấy toàn bộ những thiếu hụt về vốn sinh kế của hộ nghèo huyện Hoài Đức năm 2018. Từ những thiếu hụt về vốn sinh kế nhiều hộ dân cũng có những nguyện vọng được hỗ trợ để có thể thay đổi cuộc sống. Hình và bảng số liệu tiếp theo sẽ cho thấy rõ điều này.

Hình 2.5 Nguyện vọng của các hộ nghèo trong việc hỗ trợ để thoát nghèo

60 50 40 30 20 10 0 Trợ cấp hàng Hỗ trợ kinh tháng phí điều trị y tế Hỗ trợ đất sản xuất Hỗ trợ vay vốn Giới thiệu việc làm Hỗ trợ học nghề Hỗ trợ phương tiện sản xuất

Nguyện vọng của của các hộ nghèo tập trung vào các hỗ trợ liên quan đến trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ kinh phí điều trị y tế. Đây là những điều mà nhiều hộ nghèo mong muốn được hỗ trợ nhất tại thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy để các hộ dân thoát nghèo tại huyện Hoài Đức, Hà Nội đòi hỏi sự trợ cấp hàng tháng chứ không còn là tạo điều kiện để các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Đây là một trong những khó khăn của huyện, thành phố trong việc xóa đói giảm nghèo cho những hộ già neo đơn không có nguồn lực lao động. Những hộ nghèo do thiếu vốn con người được xem là những hộ không có khả năng thoát nghèo nếu không có sự hỗ trợ kinh phí hàng tháng của địa phương. Mong muốn của các hộ dân về hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ vốn và hỗ trợ tự liệu sản xuất là những hộ có nguồn lao động nhưng thiếu tư liệu sản xuất. Mong muốn này đã gợi mở cho chính quyền địa phương có hướng giúp đỡ các hộ nghèo phù hợp với nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình đang có.

Số hộ dân mong muốn được giới thiệu việc làm và hỗ trợ kinh phí học nghề còn khá khiêm tốn. Mong muốn này được xem là mong muốn mang tính phát triển cho và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Mong muốn này xuất phát từ chính cá nhân người lao động.

Bảng 2.7 Nguyện vọng của các hộ nghèo

Nguyện vọng của hộ gia đình

Tổng Tổng số Hỗ Đưa Miễn, Hỗ

NKT trợ

Tên hộ dân số hộ hộ Hỗ Hỗ trợ trợ giảm Đi

Hỗ Trợ đặc Hỗ Giới XD,

Tên thôn, tổ dân cư nghèo trợ phương kinh chi phí xuất Hỗ

STT trợ cấp biệt trợ thiệu sửa

Tên xã, phường, cuối cuối đất tiện phí cai khẩu trợ

vay hàng nặng học việc chữa

thị trấn năm năm sản sản điều nghiện lao khác

vốn tháng vào cơ nghề làm nhà 2018 2018 xuất xuất trị y tự động sở ở hư tế nguyện BTXH hỏng 1 Minh Khai 1501 19 2 2 3 16 1 0 0 0 0 0 0 0 2 Dương Liễu 3560 35 0 0 0 3 4 0 0 0 0 0 1 27 3 Cát Quế 4068 78 0 0 0 14 11 0 0 1 4 0 0 22 4 Yên Sở 2867 22 0 1 0 20 22 0 0 0 0 0 0 0 5 Đắc Sở 1246 10 38 29 26 29 8 0 0 4 8 0 6 0

7 Song Phương 3581 35 0 4 1 29 9 0 0 2 3 1 0 0 8 Đức Thượng 3334 40 2 7 0 17 4 1 0 0 4 0 5 0 9 Đức Giang 3407 27 0 0 0 5 1 0 0 0 1 0 1 19 10 Kim Chung 3666 22 0 22 0 22 22 0 0 0 0 0 0 0 11 Di Trạch 2130 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 Vân Canh 3108 13 0 0 0 6 13 0 0 6 6 0 3 1 13 Sơn Đồng 2348 17 9 7 3 12 6 0 0 7 7 3 6 0 14 Lại Yên 2698 29 3 1 3 21 9 0 0 0 0 0 4 1 15 Vân Côn 3299 41 9 6 0 0 3 0 0 0 0 0 1 8 16 An Thượng 4446 23 7 2 2 11 3 0 0 10 5 0 0 0 17 An Khánh 7949 72 35 47 11 24 72 0 2 29 30 4 1 0 18 Đông La 3277 31 9 0 0 1 0 0 0 0 1 0 4 4 19 La Phù 3073 23 1 0 0 20 1 0 0 0 0 0 0 2 20 Trạm Trôi 1658 8 0 0 0 1 8 0 0 0 0 0 0 8 Tổng cộng 63086 582 121 129 55 279 224 1 2 63 71 8 33 94

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích số liệu nghiên cứu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tại Chương 2 tác giả giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức trong bối cảnh mới. Kết quả phân tích số liệu của đề tài cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm trong 3 năm gần đây, song tình trạng nghèo và thiếu hụt về các nguồn vốn sinh kế bền vững theo cách tiếpp cận đa chiều là khá đậm nét. Nhóm người nghèo huyện Hoài Đức hiện đang thiếu hụt các nguồn vốn về nhân lực, đất đai, tư liệu và tài chính cho phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn vốn con người (nhân lực) được xem là thiếu hụt chính của nhóm hộ nghèo. Thiếu hụt vốn nhân lực được thể hiện qua các chỉ số về trình độ học vấn, năng lực, kỹ năng lao động và sức khoẻ. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng cũng cho thấy quá trình đô thị hóa là một trong những yếu tố tác động hàng đầu đến sinh kế và giảm nghèo bền vững đối với nhóm người nghèo, và thiếu nguồn vốn nhân lực trở nên trầm trọng hơn và cần được can thiệp nhằm hướng đến giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SINH KẾ NGƯỜI NGHÈO HUYỆN HOÀI ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 59 - 71)