Thực trạng sinh kế bền vững của người nghèo huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Huyện Hoài Đức là xã ngoại thành của Hà Nội do vậy chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa rất mạnh. Đô thị hóa được xem là yếu tố ảnh hưởng đến vốn tự nhiên của các hộ dân sinh sống tại đây. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp thể hiện ở cơ cấu nông nghiệp giảm và gia tăng tỉ trọng công nghiệp và thương mai dịch vụ. Đối với những người có tay nghề, người trẻ quá trình đô thị hóa là cơ hội để họ có thể chuyển đổi công việc từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ thương mại, xây dựng. Nhưng đối với một bộ phận người dân không có tay nghề, tuổi trung niên không dễ dàng trong chuyển đổi công việc. Việc giảm tỉ trọng nông nghiệp đồng nghĩa với chuyển đất nông nghiệp sang đất công nghiệp xây dựng. Rõ ràng khi ngành công nghiệp xây dựng phát triển người trẻ tuổi, người có tay nghề có cơ hội tham gia vào công việc mới. Nhưng công việc này lại không phù hợp với những người trung niên. Điều này đã làm cho những gia đình mà thành viên hết tuổi lao động, đất nông nghiệp hạn hẹp rơi vào tình nghèo. Với những hộ nghèo vì thiếu nguồn vốn con người được đánh giá là những hộ nghèo bền vững. Bởi để thoát nghèo, các hộ gia đình này trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ tài chính của nhà nước. Đất lúa dù đã bị thu hẹp do yêu cầu phục vụ sự phát triển nhưng vẫn cần được đầu tư thỏa đáng, người nông dân vẫn cần gắn bó với đất nông nghiệp để để phát triển từ đất nông nghiệp, ổn định sinh kế.

Tại Việt Nam việc đánh giá mức sống của hộ nghèo đang được dựa trên chuẩn của trung ương và chuẩn địa phương. Việc một xã ngoại thành Hà Nội đánh giá mức sống theo chuẩn thành phố đang gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn ngân sách để hỗ trợ các hộ nghèo. Mặc dù là xã ngoại thành Hà Nội tuy nhiên cuộc sống của người dân tại huyện Hoài Đức vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp do vậy khi đất nông

nghiệp bị thu hẹp, người nông dân hết tuổi lao động đòi hỏi phải có một chính sách hỗ trợ giúp cho các hộ dân có nguy cơ nghèo.

Năm 2018 tổng số hộ nghèo của huyện Hoài Đức là 582 hộ. Nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ dân rất đa dạng như thiếu đất sản xuất, thiếu đất canh tac, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động... Các nguyên nhân nếu xem xét theo quan điểm phát triển bền vững có thể thấy các hộ nghèo là do thiếu các nguồn vốn cho phát triển sinh kế của gia đình. Số liệu thống kê cho thấy vốn sinh kế hộ gia đình của người dân huyện Hoài Đức bị hạn chế tập trung vào 3 nguồn vốn là (1) vốn tự nhiên (thiếu đất sản xuất, thiếu đất canh tác); (2) vốn vật chất (thiếu phương tiện sản xuất); (3) vốn con người (không có người trong độ tuổi lao động, có thành viên trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, có thành viên là người khuyết tật nặng, có thành viên mắc tệ nạn xã hội, lười lao động).

Hình 2.4 Tỉ lệ các hộ nghèo do thiếu hụt các nguồn vốn sinh kế

90 80 77.1 70 60 50 40 31.9 30 30 20 10 8.9 0

Thiếu vốn con người Khác Thiếu vốn tự nhiên Thiếu vốn vật chất

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa trên các báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện Hoài Đức,2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)