Bối cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Hà Nội hiện đang từng bước hình thành và khẳng định hướng chủ đạo, xác định rõ vai trò đầu tầu, tiên phong trong sự nghiệp CNH, HĐH của cả nước. Gắn kết chặt chẽ việc tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ,thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH, đô thị hóa với phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, hiệu quả.Từng bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp - nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, kết hợp với nông nghiệp đô thị sinh thái, kỹ thuật cao. Tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị với kết cấu hạ tầng hiện đại; phát triển không gian kinh tế - xã hội Thủ đô đảm bảo phát triển nhanh các vùng ngoại vi Thành phố gắn kết chặt chẽ với kinh tế Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Quyết tâm xây dựng Hà Nội thực sự trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, thương mại - du lịch, tài chính- ngân hàng và giao dịch quốc tế của cả nước.

Với những mục tiêu đặt ra đến năm 2020, phát triển kinh tế Hà Nội cần tăng trưởng nhanh, và bền vững là động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, hiện đại và phát triển kinh tế tri thức. Xây dựng Hà Nội thành đô thị thông minh. Từng bước phát triển hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại, chất lượng cao; hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng khung; xây dựng, phát triển, quản lý đô thị đồng bộ, văn minh, hiện đại; tạo bước đột phá mới trong công tác bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Đẩy nhanh tiến độ

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là các vùng còn khó khăn, vùng xa trung tâm Thành phố. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến. Bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền hành chính công theo hướng hiện đại, chính quyền điện tử. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Chủ động, tích cực, tham gia có hiệu quả hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Thủ đô trong khu vực và trên thế giới.

Với chủ trương của Chính phủ về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV giai đoạn 2016-2020, cùng với các chính sách thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhiều năm qua ngoài các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, Hà Nội đã triển khai hiệu quả chính sách GNBV, và cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố, dần nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần cho người dân. Các chuẩn nghèo của Hà Nội luôn cao hơn chuẩn nghèo của cả nước, và luôn được điều chỉnh theo các giai đoạn, thường là 5 năm theo hướng tăng cao để tạo điều kiện mở rộng rà soát rộng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ. Hà Nội cũng đã triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều giúp nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống hơn, và đồng thời lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội vào công tác giảm nghèo.

Hà Nội cũng luôn chú trọng tới việc hỗ trợ các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững bằng cách đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi

như cho vay vốn, vay xuất khẩu lao động; tăng cường các dự án khuyến công, khuyến nông; tạo việc làm… Tập trung thực hiện tốt các chính sách xã hội như: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; tiếp tục cấp thẻ BHYT miễn phí cho 100% hộ nghèo (thực hiện từ năm 1995); hỗ trợ miễn, giảm học phí; cho vay vốn trang trải chi phí học tập, sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo tìm kiếm việc làm thông qua các phiên giao dịch – giới thiệu việc làm; hỗ trợ tiền điện hàng tháng… Ngoài ra, Hà Nội cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đặc thù như: tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo vay vốn với phí 0,3%/tháng (thực hiện từ năm 1997); hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh; miễn, giảm chi phí cai nghiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm cho 100% hộ nghèo…

Năm 2011, Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, số hộ nghèo đầu năm 2011 là 116.057 hộ (tỷ lệ hộ nghèo 7,52%). Kết quả giai đoạn 2011-2015 toàn Thành phố giảm được 129.092/84.700 hộ nghèo, đạt 152,4% kế hoạch.

Với mục tiêu chung của quốc gia về thực hiện GNBV giai đoạn 2016- 2020, trên cơ sở bộ tiêu chuẩn chung về đo lường nghèo đã chiều của Chính phủ ban hành, thành phố đã hoàn thiện và áp dụng chuẩn nghèo đa chiều riêng của Hà Nội cho giai đoạn 2016-2020. Đầu năm 2016 số hộ nghèo là 65.377 hộ (tỷ lệ hộ nghèo 3,64%). Đến đầu năm 2018, Hà Nội còn 32.619 hộ nghèo với 95.570 nhân khẩu, chiếm 1,69% tổng số hộ chung. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm 2,57%, và thành thị chiếm 0,42%; hộ nghèo dân tộc thiểu số là 1.096 hộ (chiếm 3,36% so với số hộ dân ở 14 xã dân tộc miền núi) tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Vì (644 hộ), và Mỹ Đức (254 hộ). Có 10/12 quận có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%. Hiện nay, Hà Nội không còn xã, thôn thuộc

diện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Nguồn: UBND thành phố Hà Nôi, 2019).

Hà Nội cũng đã rà soát số hộ có nhà dột nát trên địa bàn, phấn đấu xóa hoàn toàn nhà dột nát, năm 2018 tập trung trợ giúp 4.046 ngôi nhà dột nát, trong đó: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2011-2015 là: 923 hộ (trong đó có 511 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 412 hộ sửa chữa). Hộ nghèo theo chuẩn của thành phố giai đoạn 2016-2020 là: 3.123 hộ (trong đó có 1.642 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 1.481 hộ sửa chữa). Mỗi hộ gia đình được rà soát được hỗ trợ thì sẽ được hỗ trợ 45 triệu đồng để xây mới hoặc 35 triệu đồng để sửa chữa. Trong đó, ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho mỗi hộ gia đình vay 25 triệu đồng trong 15 năm (không phải trả lãi suất); kinh phí hỗ trợ còn lại sẽ được huy động từ nguồn xã hội hóa. Đến cuối tháng 6/2018, số nhà đã khởi công và hoàn thành là hơn 3.300 hộ, đạt 76,4%. Trong đó các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn về cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Đến nay, Hà Nội đã ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố trên 2000 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nghèo xản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập (Nguồn: UBND thành phố Hà Nội, 2019).

Ngoài ra, Hà Nội cũng đã thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ khác, đề ra kế hoạch nỗ lực giảm nghèo bằng các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận, và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bảnnhư tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại các đơn vị y tế cơ sở, xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo; mở thêm các đợt bình ổn giá, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn… Thực hiện các cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” ở các cấp để tăng cường nguồn lực cho công

tác giảm nghèo… (Báo cáo 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững gia đoạn 2016 – 2020 của Hà Nội, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)