Khái quát địa bàn tình hình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

- Vị trí địa lý của huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức được coi là một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 442 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị. Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, Phía Nam giáp quận Hà Đông, Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm.

Cơ cấu hành chính của huyện gồm 1 thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: Kim Chung, Đức Giang, Đức Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La Phù, Đông La, Vân Côn, Vân Canh, Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở với diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra Quyết định xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố.

Trong những năm vừa qua, với những thuận lợi khó khăn đan xen, tốc độ thay đổi nhanh theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 huyện Hoài Đức trở thành khu vực đô thị, đất canh tác bị thu hẹp dần, hình thành các khu đô thị mới với nhiều cấp độ khác nhau. Sự thay đổi này vừa có các tác động tích cực, tác động tiêu cực, vừa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tập quán của Nhân dân. Hệ quả của sự chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội như: vấn đề tệ nạn xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu

hồi đất nông nghiệp, và vấn đề nghèo đói, chênh lệch mức sống, đó là vấn đề cấp bách đòi hỏi cần được quan tâm hiện nay tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

- Tình hình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức

Huyện Hoài Đức được biết đến là huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ đô thị hóa mạnh trong nhiều năm trở lại đây. Do vậy tỉ trọng kinh tế từ nông nghiệp của địa phương chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Biểu đồ dưới đây cho thấy cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức tập trung ở 3 mảng là công nghiệp xây dựng (46,4%), thương mại – dịch vụ (47,2%), và nông nghiệp (6,4%).

Hình 2.1: Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức năm 2018

Cơ cấu phát triển kinh tế năm 2018

6.4

47.2

46.4

Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức năm 2018 của UBND huyện Hoài Đức

Trong 3 năm từ 2016 đến 2018, tổng giá trị sản xuất của huyện Hoài Đức mỗi năm tăng khoảng 10%. Đến năm 2018 tổng giá trị sản xuất của huyện Hoài Đức tăng hơn 3 nghìn tỷ (tăng khoảng 22% so với năm 2016). Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ được xem là tăng mạnh hơn cả so với giá trị sản xuất xây dựng và giá trị sản xuất nông nghiệp.

Hình 2.2 Tăng trưởng kinh tế của huyện Hoài Đức trong 3 năm 2016, 2017 và 2018

Tăng trưởng kinh tế của huyện Hoài Đức

25000 20000 15000 2016 10000 2017 5000 2018 0

Công nghiệp -TM - DV Nông nghiệp Tổng giá trị sản

Xây dựng xuất

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình kinh Kinh tế xã hội của UBND huyện Hoài Đức năm 2016, 2017 và 2018

Bảng 2. 1 Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Hoài Đức năm 2018

Số hộ 471

Số nhân khẩu 2159

Số xã 19

Số thị trấn 1

Số tiêu chí nông thôn mới đạt được 19/19

Tổng giá trị sản xuất đạt 19.131 tỷ đồng

Thương mại- Dịch vụ 9.036 tỷ đồng

Công nghiệp- Xây dựng 8.868 tỷ đồng

Nông nghiệp 1.227 tỷ đồng

Trồng trọt 612 tỷ đồng

Chăn nuôi, thủy sản 615 tỷ đồng

Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh ỡdưng về cân nặng 10,0 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về chiều cao 14,9 Tỷ lệ % trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 100

Số hộ thoát nghèo trong năm 320 hộ

Tỷ lệ % hộ nghèo 1,51

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)