Kinh nghiệm quốc tế về quảnlý vậnchuyển hàng khóa bằng đường hàng không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không – từ thực tiến cảng hàng không quốc tế tân sơn nhất (Trang 28 - 34)

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước

Tại Mỹ, trong khi tất cả các sân bay thương mại đều do Nhà nước sở hữu thì các dịch vụ sân bay và việc cung cấp nguồn vốn lại thuộc về lĩnh vực tư

nhân. Việc tư nhân hóa các sân bay thương mại tại Mỹ được thực hiện cách đây hơn 20 năm.

Năm 1989, quận Albany, New York đã tìm cách bán hoặc nhượng quyền khai thác sân bay cho các nhà điều hành và các tập đồn hàng khơng để giảm các khoản trợ cấp mà sân bay vẫn nhận đều đặn từ ngân sách của quận. Khi đó, Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) phản đối đề xuất này và nó cịn gây tranh cãi cho đến khi Mỹ ra sắc lệnh năm 1992, khuyến khích chính quyền các bang hỗ trợ việc tư nhân hóa các cơ sở hạ tầng Nhà nước, trong đó có sân bay [6].

Một sắc lệnh khác năm 1994 đã xác nhận lại một lần nữa sắc lệnh năm 1992 và chỉ thị chính quyền các bang tìm cách đẩy mạnh tư nhân hóa. Đến nay các sân bay thương mại của Mỹ đều do tư nhân điều hành. Từ những năm 2005, 2006, phần lớn các sân bay đều đã tư nhân hóa. Tại các sân bay như Kennedy, LaGuardia và Newark, số nhân viên Nhà nước chỉ chiếm 3% so với các nhân viên tư nhân.

Nước Anh đã tư nhân hóa các sân bay thương mại từ năm 1987. Để làm được điều này, Anh bán một phần British Airports Authority (BAA), tập đoàn Nhà nước điều hành 7 sân bay lớn, trong đó có Heathrow và Sân bay Gatwick ở London, với giá 2,5 tỷ USD. Chính phủ vẫn giữ lại mức cổ phần đủ để nắm quyền phủ quyết. Tư nhân hóa BAA là một thành cơng trong kế hoạch tư nhân hóa của Anh, mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng, việc bán liền 7 sân bay của BAA, thay vì bán từng cái một, khiến Chính phủ khơng có được tối đa giá bán [8].

Trung Quốc cũng đi theo xu hướng này bằng việc tư nhân hóa Sân bay Quốc tế Bắc Kinh. Sân bay này có 35% vốn tư nhân, 10% vốn của Tập đồn ADP-M (Pháp), Chính phủ Trung Quốc chỉ chiếm 55%. ADP-M cũng chiếm 35% cổ phần của Tập đoàn Sân bay Thổ Nhĩ Kỳ.

Khu vực Đông Nam Á cũng đã có nhiều nước đi theo xu hướng tư nhân hóa các sân bay thương mại. Tại Thái Lan, các sân bay ở Koh Samui,

Sukhothai, Trad là do Hãng Hàng không Bangkok Airways đầu tư. Campuchia đã nhượng quyền quản lý, khai thác ba sân bay lớn nhất tại Phnom Penh, Siem Reap và Sihanoukville cho Tập đoàn ADP-M (Pháp). Sân bay Indonesia là do Hãng Hàng không Air Asia khai thác.

Việc nhượng quyền kinh doanh các sân bay thương mại thường là với thời hạn dài như 99 năm hay 75 năm, đặc biệt là đối với nhiều sân bay lớn. Riêng Tây Ban Nha lại hạn chế thời hạn nhượng quyền kinh doanh tối đa là 40 năm. 4 trong số 5 sân bay của Moscow được chuyển giao cho tư nhân khai thác trong 99 năm.

Việc tư nhân hóa các sân bay thương mại đem lại nhiều lợi ích, cho cả Nhà nước, tư nhân và hành khách sử dụng dịch vụ. Cameron Gordon, giảng viên cấp cao Đại học Canberra (Australia), khoa Doanh nghiệp và Chính phủ cho biết, việc tư nhân hóa các sân bay thương mại nói riêng và lĩnh vực giao thơng nói chung có lợi cho Nhà nước ở chỗ thu hút được nguồn vốn tư nhân.

Tại Austalia, một trường hợp thành cơng điển hình của q trình nhượng quyền khai khác sân bay cho khu vực tư nhân là Cảng Hàng không Brisbane Airport (BNE). Sân bay này được Tập đoàn BAC mua lại trong hợp đồng khai thác 50 năm trị giá 1,4 tỉ USD vào năm 1997 từ chính quyền liên bang. Điều khoản của hợp đồng cho phép BAC có thể kéo dài thời gian khai khác thêm 49 năm nữa nếu muốn [6].

Nhờ năng lực quản trị của BAC, sân bay này đã trở thành một biểu tượng đáng tự hào của bang Queensland. Hiện Brisbane Airport đang phục vụ cho 26 hãng hàng khơng với lộ trình bay tới 67 địa điểm trên toàn thế giới. Lợi ích kinh tế mà sân bay này tạo ra cho địa phương lên tới hơn 4 tỉ USD mỗi năm. Cảng Hàng không Brisbane Airport (BNE) sau khi nhượng quyền khai thác cho Tập đoàn BAC đã trở thành một biểu tượng đáng tự hào của bang Queensland, đem về khoản lợi ích kinh tế nhiều tỷ USD mỗi năm.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, BAC đang có kế hoạch xây thêm một đường băng mới cùng các cơng trình hỗ trợ kèm theo với giá trị lên tới 1,35 tỉ USD.

Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu tăng lên và giúp Brisbane Airport có thể cạnh tranh tốt hơn với các sân bay nổi tiếng ở Singapore và Hồng Kông.

Trên thế giới, tổng số sân bay xây theo hình thức hợp tác cơng – tư chỉ chiếm 14%, nhưng lại phục vụ 41% lưu lượng hành khách vận chuyển toàn cầu. Nhiều sân bay hoạt động hiệu quả hơn hẳn sau khi chuyển cho tư nhân quản lý.

1.3.2 Bài học đối với Việt Nam

Nếu như ở Việt Nam, các cảng hàng khơng, trong đó có Cảng Hàng khơng Tân Sơn Nhất đều nằm dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước, từ cơ sở hạ tầng, điều hành bay, an ninh hàng khơng...thì hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã đi theo hướng tư nhân hóa các cảng hàng khơng.

Việc tư nhân hóa các sân bay thương mại đem lại nhiều lợi ích, cho cả Nhà nước, tư nhân và hành khách sử dụng dịch vụ. Cameron Gordon, giảng viên cấp cao Đại học Canberra (Australia), khoa Doanh nghiệp và Chính phủ cho biết, việc tư nhân hóa các sân bay thương mại nói riêng và lĩnh vực giao thơng nói chung có lợi cho Nhà nước ở chỗ thu hút được nguồn vốn tư nhân.

Tại Austalia, một trường hợp thành cơng điển hình của quá trình nhượng quyền khai khác sân bay cho khu vực tư nhân là Cảng Hàng không Brisbane Airport (BNE). Sân bay này được Tập đoàn BAC mua lại trong hợp đồng khai thác 50 năm trị giá 1,4 tỉ USD vào năm 1997 từ chính quyền liên bang. Điều khoản của hợp đồng cho phép BAC có thể kéo dài thời gian khai khác thêm 49 năm nữa nếu muốn.

Đến thời điểm hiện nay, hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng khơng cơ bản đã được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, một số cơ chế để thực hiện cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thu hút được Nhà đầu tư, hài hịa lợi ích của Nhà nước, Nhà đầu tư và Người sử dụng.

Việc nhượng quyền khai thác không được làm thay đổi chức năng của cơng trình theo quy hoạch cảng hàng khơng, sân bay được phê duyệt, mục đích và kế hoạch sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất. Nhà đầu tư phải duy trì chức năng cơng trình và tiêu chuẩn khai thác theo quy định; thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay của Bộ Giao thông vận tải. Doanh nghiệp nhượng quyền khai thác cơng trình phải duy trì việc cung cấp dịch vụ hàng không cho đến khi tổ chức nhận nhượng quyền đủ năng lực và được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng theo quy định của pháp luật.

Kết luận Chương 1

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Điều kiện để thực hiện quyền quản lý: Phải có quyền uy; Có tổ chức; có sức mạnh cưỡng chế. Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá trình hoạt động tới đối tượng quản lý. Vận tải hàng không vừa là yêu tố cấu thành của hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vừa là ngành kinh tế độc lập và mang tính quốc tế cao nên công tác quản lý nhà nước đối với ngành HKDD nói chung và vận tải hàng khơng nói riêng có những nét đặc thù riêng. Vì vậy, ngồi việc quản lý về chiến lược, quy hoạch, chính sách... như các ngành kinh tế khác, Nhà nước còn phải thực hiện quản lý chuyên ngành về HKDD nhằm vừa đảm bảo xử lý hài hoà giữa yêu cầu phát triển chung của hệ thống giao thông vận tải, bảo đảm cho các hoạt động vận tải hàng khơng được an tồn, vừa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia với phát triển giao lưu quốc tế bằng đường hàng không. Mặt khác, đối với các quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế ln có tính 2 mặt,

vừa tạo cơ hội mới, vừa tạo ra thách thức và nguy cơ nên quản lý nhà nước đối với ngành HKDD còn phải bảo hộ hợp lý nhằm tận dụng cơ hội, né tránh các nguy cơ cho ngành HKDD. Trong Chương 1, tác giả đã phân tích về các yếu tố chủ thể và khách thể của quản lý nhà nước đối với vận tải hàng không dân dụng. Chương 1 cũng phân tích về hoạt động quản lý nhà nước của Cảng vụ Hàng không Miền Nam đối với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không – từ thực tiến cảng hàng không quốc tế tân sơn nhất (Trang 28 - 34)