Thực trạng quảnlý nhà nước về vậnchuyển hàngkhông tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không – từ thực tiến cảng hàng không quốc tế tân sơn nhất (Trang 36 - 56)

2.2.1. Quản lý cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất

Hiện nay, nhà ga nội địa với diện tích là 40.048m², cơng suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách; nhà ga nội địa có 111 quầy làm thủ tục, 1 quầy làm thủ tục nối chuyến và 1 quầy hành lý quá khổ; số cửa boarding: 22; 5 cổng vào (D1-D5);3 cổng ra (A1-A3); 8 máy soi chiếu hành lý xách tay; 10 cổng từ, 6 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi, 9 cửa kiểm tra an ninh, 2 thang máy, 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay đưa vào sử dụng, có thể phục vụ tối đa 28 triệu khách mỗi năm[2].

Nhà ga quốc tế có cơng suất tối đa 15–17 triệu lượt hành khách/năm với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM - Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda).Nhà ga có diện tích: 115.834 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ơtơ: 78.000 m², diện tích đường tầng: 10.540 m², diện tích đường cơng vụ: 13.000 m². Nhà ga được trang bị: 10 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 8 băng chuyền hành lý đến, 4 băng chuyền hành lý đi, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 19 cổng ra máy bay,có thể đáp ứng cùng một lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm. Cơng trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways [2]. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007. Tại nhà ga quốc tế, Cảng đã thực hiện di dời hai quầy Transfer/Transit của VIAGS-TSN và SAGS về vị trí mở rộng bụng ga quốc tế giai đoạn 2 đối diện khu cấp visa của Cơng an cửa khẩu (cạnh vị trí trực của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế), nhằm tránh sự xung đột về luồng khách vào làm thủ tục nhập cảnh và luồng khách làm thủ tục Transfer/Transit trong thời gian cao điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sự tăng trưởng lượng khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại gây ra tình trạng ùn tắc giao thơng ở khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cả bên trong, bên ngoài và trên trời ở khu vực này. Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thơng Vận tải do đó ký kết biên bản bàn giao 21ha sân đỗ quân sự tại sân bay này về Bộ Giao thông Vận tải, nhằm xây dựng thêm đường lăn và sân đỗ máy bay. Việc bàn giao này sẽ không thể giải quyết được tình trạng hiện tại của sân bay, mà trái lại có thể gây kẹt hơn. Một trong những giải pháp tối ưu, mà ít tốn kém nhất là cần phải thu hồi sân golf bên trong sân bay này.

Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý về cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàn không Tân Sơn Nhất đã có những khiếm khuyết nhất định. Cụ thể, Cảng vụ Hàng không miền Nam cho Công ty Cổ phần Hàng không VietJet mượn tầng 3 trụ sở Cảng vụ Hàng không miền Nam làm trung tâm đào tạo từ ngày 1/10/2013 – 1/1/2016. Đổi lại, Công ty Cổ phần Hàng không VietJet chi trả cho Cảng vụ Hàng không miền Nam số tiền 3,78 tỷ đồng tiền chi phí điện nước, văn phịng phẩm, th cây cảnh.

Về bản chất đây là hành vi thuê tài sản chưa đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Sai phạm này thuộc về trách nhiệm nguyên Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam. Công ty VietJet đã trả lại tầng 3 trụ sở của Cảng vụ Hàng không miền Nam.

Không chỉ lách luật cho thuê trụ sở trái quy định, Cảng vụ Hàng không Miền Nam có sai sót về định mức tiêu chuẩn như chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức ở nước ngồi năm 2016 vượt dự tốn số tiền gần 412 triệu đồng; hỗ trợ khen thưởng 450 triệu đồng chưa đầy đủ theo quy định; chi tiền mặt chưa phù hợp theo quy định tại Thơng tư số 13/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Ngồi ra, cịn có những sai phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ viên chức chưa phù hợp với quy định tại luật Phòng Chống tham nhũng; chưa quản lý được khu đất đang làm bãi đỗ xe bên cạnh lối vào nhà ga Quốc tế Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Thanh tra Bộ GTVT kiến nghị thu hồi số tiền hơn 4,23 tỷ đồng do Cảng vụ Hàng không miền Nam cho Công ty Cổ phần Hàng không VietJet mượn tầng 3 trụ sở của Cảng vụ Hàng không miền Nam làm trung tâm đào tạo và việc chi chi phí hội nghị chưa đúng quy định, nộp vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Thanh tra Bộ GTVT cũng yêu cầu Cảng vụ Hàng không miền Nam sớm đấu giá vị trí khu đất bãi đỗ xe taxi cạnh ga quốc tế Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất với quy mơ 3.541 m2, tránh lãng phí tài sản cơng, tạo ngân sách Nhà nước, đảm bảo mỹ quan, môi trường chung của khu vực Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Chấm dứt ngay việc chi thưởng an toàn, thưởng đột xuất cho các cá nhân, đơn vị ngồi cơ quan khơng đúng đối tượng.

2.2.2. Quản lý vận chuyển hành khách và hàng hóa

Cảng hàng khơng là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, cơng trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. Sân bay là một phần của cảng hàng khơng, nó là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Trong các sân bay dân dụng nói chung có sân bay chuyên dụng và sân bay dùng chung dân dụng lẫn qn sự. Cảng hàng khơng, sân bay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Dưới góc độ quản lý chung nhất, người ta chia cảng hàng không thành 2 loại là cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa.

Trong 10 năm qua Cảng hàng kông Quốc tế Tân Sơn Nhất đã quản lý tốt việc vận chuyển hành khách và hàng hóa

Có thể thấy thực trạng vận chuyển hành khách theo Bảng dưới đây

(Nguồn: 4. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Báo cáo Tổng kết các năm từ 2000- 2012)

Năm Hành khách Hàng hóa (tấn) Số chuyến bay cất hạ cánh

Năm Hành khách Hàng hóa (tấn) Số chuyến bay cất hạ cánh 2010 13.787.000 452.702 110.355 2011 16.461.000 545.652 130.758 2012 17.500.000 341.000 132.000 2013 20.000.000 375.000 140.000 2014 22.153.000 412.021 153.939 2015 26.546.475 2016 32.486.537 2017 35.900.000 2018 40.500.000 2019 41.200.000 259.805

Tổng công ty cảng Hàng không miền Nam đã quản lý 08 cảng hàng không là Cảng hàng không quốc tế Tân sơn nhất và 07 cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Côn Sơn, Phú quốc, Cà Mau, Cần thơ. Từ tháng 9/2007 Nhà ga quốc tế mới Tân Sơn Nhất mới với công suất 8 triệu khách/năm được đưa vào khai thác và cuối năm 2008 Cảng hàng không Cần thơ được đưa vào khai thác đã nâng cao được năng lực khai thác đáp ứng sự phát triển của vận tải hàng không. Trực thuộc Tổng công ty cảng Hàng khơng miền Trung hiện nay cịn có Cơng ty dịch vụ hàng khơng sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gịn, Cơng ty cổ phần Vận tải hàng không miền Nam, Công ty cổ phần nước giải khát hàng không và 4 Cơng ty hạch tốn phụ thuộc là Cơng ty khai thác ga Tân Sơn Nhất, Công ty Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất, Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Hàng không miền Nam [6].

Các cảng hàng không quốc tế hiện nay thuộc cấp 4E, với đường cất hạ cánh được trang bị các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh, có khả năng tiếp thu được các loại máy bay lớn nhất hiện nay như B747 hay A380. Các cảng hàng khơng nội địa có quy mơ từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 1/2 số cảng hàng khơng này có khả năng tiếp thu máy bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh [6].

Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay. Khai thác cảng hàng không, sân bay là các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay và được chia thành 3 loại: 1) Doanh nghiệp cảng hàng không; 2) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không; 3) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác. Doanh nghiệp cảng hàng khơng là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, được tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.

Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng là vùng trời sân bay dân dụng và sân bay dùng chung, đường hàng không, khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng. Theo tính chất khai thác, vận chuyển hàng khơng bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.

Cục Hàng khơng Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà sốt cơng tác điều phối slot, bố trí slot hợp lý nhằm đảm bảo hoạt động bình thượng tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong thời gian thi công dự án cải tạo nâng cấp đường băng, phân bổ đều slot trong tất cả khung giờ để tránh ùn tắc tại các cảng hàng không.

Cục Hàng khơng phải có giải pháp khắc phục ngay việc tàu bay di chuyển chậm, xếp hàng chờ bay hoặc bay lòng vòng trên bầu trời làm mất thời

gian của hành khách trên các chuyến bay.

Đồng thời, tăng tần suất các chuyến bay tại các cảng hàng không địa phương lân cận Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (như Cần Thơ, Cam Ranh…) nhằm giảm tải cho hai sân bay đang sửa chữa đường băng.

Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo Cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bán vé, chuẩn bị của các chuyến bay, tình trạng chậm, huỷ chuyến của các hãng hàng không; xử lý nghiêm đối với các hãng hàng không không thực hiện hoặc thực hiện không đúng slot đã được cấp, nhất là hành vi bán vé không đúng slot được cấp rồi dồn, huỷ chuyến bay làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Cục Hàng không chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, thông tin tới hành khách về chuyến bay, thời gian làm thủ tục… đầy đủ và kịp thời; trong đó khuyến khích hành khách lựa chọn chuyến bay đi/đến các sân bay lân cận của Cảng HKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất để góp phần giảm tải, tránh ùn tắc tại sân bay.

Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành bay tại Cảng HKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị điều hành máy bay lăn và máy bay cất-hạ cánh. Khắc phục ngay việc tàu bay xếp hàng chờ bay, bay lòng vòng chờ đáp xuống đường băng.

Đối với các hãng hàng không, dựng, điều hành lịch bay nhằm bảo đảm phù hợp với slot đã được cấp tại hai sân bay đang thi công. Các hãng phải thực hiện bán vé theo đúng slot đã được cấp, nghiêm cấm việc bán vé không đúng slot được cấp, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi slot; không huỷ chuyến, dồn chuyến, thay đổi giờ bay vì lý do chủ quan.

Các hãng nghiên cứu về việc tăng tần suất các chuyến bay tại các cảng hàng không địa phương lân cận nhằm giảm tải cho Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.

2.2.3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, an ninh trong vận chuyển hành khách và hồng hóa

Bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng. Bảo đảm an ninh hàng khơng là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, Chính phủ và ngành hàng khơng dân dụng Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng của con người, tài sản trong hoạt động hàng không dân dụng; bảo vệ tàu bay và cơng trình, trang bị, thiết bị tại cảng hàng khơng, sân bay; đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội tại các địa bàn hoạt động hàng không dân dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không đã tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp, quy trình, thủ tục an ninh hàng khơng được áp dụng phải đảm bảo an ninh tối đa cho mọi hoạt động hàng không dân dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không và phù hợp với các điều ước quốc tế về hàng khơng dân dụng mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng khơng là dịch vụ cơng ích, do Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp.

Tại Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất trong những năm qua các sự cố, hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không đã được phát hiện, ngăn chặn, xử lý, báo cáo kịp thời, đầy đủ và được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót.

Cảng vụ Hàng không Tân Sơn Nhất đã tuân thủ các quy định của pháp luật về tổ chức, sử dụng vùng trời phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phịng, an ninh, an tồn cho tàu bay, hợp lý, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động HKDD. Sự phối hợp giữa quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự đã bảo đảm yêu cầu về quốc phịng, an ninh, an tồn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng trên cơ sở luật pháp của các quốc gia.

Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thơng tin, dẫn đường, giám sát, dịch

vụ khí tượng; dịch vụ thơng báo tin tức hàng khơng và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. Dịch vụ khơng lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động. Tàu bay hoạt động trong một vùng trời xác định phải được điều hành bởi một cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

Trách nhiệm điều hành bay trong vùng trời Việt Nam hiên nay được phân thành gồm 6 khu vực kiểm soát đường dài (ACC Sector) và 3 khu vực tiếp cận (TMA) tại ba sân bay Quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và 21 khu vực kiểm soát tại sân. Các khu vực kiểm sốt tại sân có bán kính từ 30 đến 60 km tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và năng lực của từng sân bay. Tuy nhiên, theo hệ thống văn bản, quy định hiện hành thì hàng khơng dân dụng chỉ có trách nhiệm điều hành bay trong Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung; Đường hàng không; Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung (hiện chưa được thiết lập); Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng; Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.

Cảng vụ Hàng không Miền Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại các cảng hàng không khu vực miền Nam như Sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc, Côn Đảo, Liên Khương, Buôn Ma Thuột; quản lý tồn bộ diện tích đất cảng hàng khơng sân bay; kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định về an ninh, an tồn hàng khơng, trật tự công cộng; cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay…

2.2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về an tồn vận chuyển hàng khơng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam triển khai các dự án nhằm tăng năng lực cất hạ cánh, tăng công suất, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách của Cảng hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận chuyển hàng không – từ thực tiến cảng hàng không quốc tế tân sơn nhất (Trang 36 - 56)